Cha mẹ bất ngờ với nguyên nhân con bị ngọng, xử lý 5 phút là xong

Con gái 4 tuổi nhưng nói ngọng, phát âm kém, chị Dương đưa con đi học nói ở nhiều nơi nhưng vẫn không thành công. Khi đến khám bác sĩ mới biết nguyên nhân hoàn toàn khác.

Chị Lê Thuỳ Dương (31 tuổi, trú tại Hoài Đức, Hà Nội) cho biết con gái chị 4 tuổi nhưng nói ngọng, khi con nói bản thân chị và người thân đều không dịch ra được, con đòi đồ chơi hay đồ ăn cha mẹ cũng không hiểu con nói gì.

Chị Dương được bạn bè giới thiệu cho con đi học nói chữa ngọng, tuy nhiên, học suốt 3 tháng đều không có hiệu quả. Vì nói ngọng nên đi học bé cũng ít tham gia các chương trình của lớp.

Nhiều lần đi học nói, chỉnh giọng không ăn thua, chị Dương cho con đến khám bác sĩ mới biết bé ngọng là do dính thắng lưỡi.

Sau khi được tư vấn, chị Dương cho con cắt thắng lưỡi. Bác sĩ chỉ cần gây tê cắt xong trong 5 phút. Tuy nhiên, sau cắt thắng lưỡi bé lười ăn hơn. Sau 1 tháng điều chỉnh phục hồi chức năng, con gái chị đỡ nói ngọng hơn.

Trường hợp con của chị Bùi Thu Hà (Hà Nội) cũng tương tự. Chị Hà làm bác sĩ nhưng không ngờ rằng con mình nói ngọng líu, ngọng lô là do dính thắng lưỡi.

Con chị 5 tuổi nhưng vẫn nói ngọng. Nhiều lần chị Hà muốn cho con đi kiểm tra nhưng ông bà của bé gạt đi cho rằng chị “lo bò trắng răng” vì trẻ con có đứa nói ngọng, có đứa không lớn lên chúng nói lại bình thường.

Khi cho bé đi khám tai mũi họng, chị Hà nghe đồng nghiệp nói “con em dính thắng lưỡi dài quá sao không cắt”. Bà mẹ trẻ mới ngỡ ngàng đó là nguyên nhân khiến con chị nói ngọng suốt thời gian qua. 

Trên cộng đồng trẻ nói ngọng, nhiều bà mẹ chia sẻ từng khổ sở không biết vì sao con nói ngọng trong khi gia đình không có gen nói ngọng. Khi đi khám thủ phạm gây nói ngọng chính là dính thắng lưỡi, xử lý vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết điều đó.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ, còn được gọi bằng tên khác là tật dính phanh lưỡi. Trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động lưỡi của bé bị hạn chế.

PGS An khám cho bệnh nhi. 

Nhiều trường hợp trẻ sau sinh không đi thăm khám, bố mẹ thấy con khó bú, khó phát âm, cử động đầu lưỡi khó, sau đó đi kiểm tra mới phát hiện bé bị dính thắng lưỡi.

Tuy nhiên nếu để quá lâu mức độ dính thắng lưỡi có thể nặng hơn, phần lưỡi của trẻ sẽ hình thành những mạch máu lúc này việc cắt dính thắng lưỡi sẽ khiến bé bị mất nhiều máu, gây đau và ảnh hưởng đến tâm lý của con.

PGS An cho biết dính thắng lưỡi ở trẻ em không thể tự hết đi như nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng, mà phải can thiệp bằng phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi. Vì nếu không cử động lưỡi của con bị hạn chế trẻ sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, khó nuốt khi ăn dặm, khó phát âm, chậm nói hoặc có thể nói ngọng.

Theo nhiều nghiên cứu tại Việt Nam thì khoảng 5% trẻ em sinh ra gặp phải dị tật này ở các mức độ khác nhau. Hiện nay cơ chế gây dị tật này vẫn chưa được xác định chính xác. 

Hiện có 4 mức độ dính thắng lưỡi sau:

Mức độ 1: Dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm, đây là mức độ dính thắng lưỡi không quá nghiêm trọng ở trẻ.

Mức  độ 2: Thắng lưỡi thường từ 8 đến 11 mm, ở mức độ này, ba mẹ bắt đầu quan sát thấy một số dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ. Trẻ cần được theo dõi và cắt thắng lưỡi sớm nếu cần thiết.

Mức độ 3: Thắng lưỡi của trẻ từ 3 – 7mm. Trường hợp này các ảnh hưởng của ngắn thắng lưỡi có thể quan sát một cách dễ dàng. Trẻ cần được can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng.

Mức độ 4: Mức độ nặng nhất, thắng lưỡi chỉ dài dưới 3mm. Trường hợp này gần như thắng lưỡi chạm sát sàn lưỡi và cần thực hiện phẫu thuật cắt càng sớm càng tốt.

Với trẻ chậm nói, nói ngọng, bác sĩ An khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra xem trẻ có bị dị tật này hay không. Khi khám, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám sẽ chỉ định cắt dính thắng lưỡi cho con, có thể chỉ cần gây tê tại chỗ hoặc gây mê để cắt, đa số trường hợp cắt dính thắng lưỡi sớm chỉ cần gây tê tại chỗ, trẻ sau khi cắt có thể bú mẹ, và về nhà luôn.

K.Chi  
 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !