Chuyển đổi số, đổi mới công nghệ, 'cú huých' để doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Việc phục hồi phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh là đòi hỏi cấp thiết. Song dịch Covid-19 cũng là ‘cú hích’ để DN thay đổi tư duy, nhìn nhận về khủng hoảng, từ đó khắc phục sự cố, phục hồi và phát triển bền vững hơn. 

Theo chuyên gia Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Thương hiệu và Cạnh tranh, đại dịch Covid-19 đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ở cả cấp độ toàn cầu, quốc gia và doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, phục hồi phát triển trong bối cảnh mới, là một đòi hỏi cấp thiết, bên cạnh những yếu tố cần thiết khác, thì câu chuyện về quản trị sẽ mang tính quyết định đối với phát triển của doanh nghiệp.

{keywords}
Chuyển đổi số, đổi mới công nghệ, cú huých để doanh nghiệp vượt qua đại dịch

"Thực tiến đã cho thấy, phát triển bền vững là những vấn đề mang tính nền tảng căn bản trong bất kỳ tình huống, môi trường sản xuất, kinh doanh nào, dù bình thường hay khi xảy ra khủng hoảng, nếu thực hiện tốt các yêu cầu về phát triển bền vững, đều có thể đem lại các giá trị tốt cho doanh nghiệp", tiến sỹ Võ Trí Thành chia sẻ. 

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 là lâu dài và không thể đoán trước. Giải pháp cơ bản là chúng ta cần hợp tác với nhau. 

Theo ông Binu Jacob, sáng kiến xây dựng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững đóng vai trò như kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường quản trị doanh nghiệp bền vững, từ đó nâng cao khả năng chống chịu trong thời kỳ đại dịch.

Đối với Nestlé Việt Nam, ông Binu Jacob nhấn mạnh 3 trụ cột tăng trưởng bền vững của công ty bao gồm: Chuyển đổi số, đổi mới - định hướng người tiêu dùng, và phát triển bền vững. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của chuyển đổi số là tư tưởng lãnh đạo và lộ trình phát triển công nghệ rõ ràng kết hợp với việc nâng cao năng lực của nhân viên để thích ứng với sự chuyển đổi của doanh nghiệp.

Còn theo bà Nguyễn Hải Hưng, Giám đốc điều hành Deloitte Việt Nam, đại dịch Covid-19, theo một cách nào đó, là ‘cú hích’ để các doanh nghiệp thay đổi tư duy nhìn nhận về khủng hoảng, từ đó có sự chuẩn bị và đầu tư, thậm chí tập trung nhiều nguồn lực hơn, cho việc thiết lập khung quản lý rủi ro và kế hoạch hoạt động liên tục, để khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có thể khởi động ngay cơ chế phòng ngự và khắc phục sự cố, từ đó phục hồi và phát triển bền vững hơn. Bà nhấn mạnh quản trị khủng hoảng và quản trị rủi ro chính là “vắc xin cho doanh nghiệp”.

Còn bà Đoàn Thị Mai Hương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) cho biết, trong gần 2 năm qua, công ty đã chuyển từ trạng thái phát triển kinh doanh mạnh mẽ sang chiến lược bảo tồn nguồn vốn quý giá nhất của doanh nghiệp là nguồn nhân lực - người lao động của công ty, tận dụng thời gian hoạt động kinh doanh bị gián đoạn để đào tạo và tái đào tạo cho người lao động. Bà nhấn mạnh khi giữ vững được nguồn nhân lực, duy trì được văn hóa và tinh thần của công ty, việc phục hổi và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty sau dịch bệnh là việc tất yếu, cơ hội và thuận lợi nhiều hơn khó khăn và thách thức.

Ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển bền vững và Đối ngoại, Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam, cho biết: Để phát triển bền vững, Unilever đã tập trung vào 3 chủ đề lớn trong chiến lược kinh doanh: Góp phần cải thiện “sức khỏe” hành tinh (sản xuất không rác thải, tái tạo thiên nhiên, bảo vệ môi trường…); cải thiện sức khỏe, sự tự tin, hạnh phúc của mọi người (chú trọng chăm lo đời sống người lao động, bình đẳng giới, tích cực hoạt động an sinh xã hội…); đóng góp vào thế giới công bằng, hòa nhập xã hội hơn (hỗ trợ giáo dục, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích phát triển…). Nhờ thực hiện tốt các trụ cột nêu trên, trong đại dịch khó khăn, hoạt động đầu tư, kinh doanh của Unilever vẫn không bị chậm lại và đang tiếp tục phát triển.

Trong khi đó, ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành – Tài chính của Vinamilk cho biết nhiều năm trước khi đại dịch xảy ra, Vinamilk đã nhận định “công nghệ là chìa khóa của thành công” và khuyến khích, tạo mọi điều kiện sâu rộng để tận dụng công nghệ vào trong hoạt động của Công ty. Vì vậy, Vinamilk đã chuyển đổi số và đầu tư công nghệ từ rất sớm, nên dù là công ty lớn, vẫn không bị gián đoạn kinh doanh khi đại dịch xuất hiện.

Tuân Nguyễn

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.