Nam sinh 14 tuổi trộm tiệm vàng: Đến bao giờ chúng ta mới thôi dạy đạo đức bằng lời rao giảng?

Liên quan đến vụ việc học sinh 14 tuổi tại Thanh Hóa đi xe đạp đến trộm tiệm vàng, nhiều người dấy lên lo ngại vấn đề dạy đạo đức lâu nay tại các trường phổ thông.

Một thực tế là môn đạo đức được giảng dạy chính khóa xuyên suốt các cấp học phổ thông. Thế nhưng, những biểu hiện lệch chuẩn, bạo lực xảy ra ngày càng dày hơn từ môi trường học đường phần nào phản ánh sự thiếu hiệu quả của bộ môn này.

{keywords}
Tiệm vàng bị mất trộm ở Nông Cống, Thanh Hóa

“Tôi chưa hiểu được lí do gì mà một cậu bé 14 tuổi lại bịt mặt, đeo găng tay và đi xe đạp đến để trộm tiệm vàng. Phải chăng, việc dạy đạo đức, dạy cách ứng xử văn hóa học đường tại các cơ sở giáo dục chưa thực sự mang lại hiệu quả?

Hay chúng ta không tạo điều kiện để những bài học từ lý thuyết được trở thành hành động mà lý thuyết ấy chỉ xuất hiện trong vở, trong ngăn bàn?. Trong khi đó, thực tế luôn là bài học hiệu quả nhất với môn đạo đức cơ mà?. Hay khi dạy đạo đức, giáo viên đã bỏ qua việc phát triển nhân cách học sinh từ những tình huống thực tế để gây ra những hệ lụy như vậy.

Các nhà trường hãy thôi việc dạy môn đạo đức cho học sinh bằng những lời rao giảng sáo rỗng đi, hãy áp dụng những hành động thực tế để các em có thể phân biệt trái, phải. Mặt khác, các cơ sở giáo dục phải xây dựng được một môi trường sư phạm trong sạch, chuẩn mực, mọi hành vi ứng xử trong môi trường học đường giữa giáo viên với trò phải thực sự mẫu mực để học sinh noi theo.

Bên cạnh đó, các giáo viên đảm nhiệm môn giáo dục công dân trong nhà trường phải thật sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống và phong cách sư phạm chứ nếu thầy hiệu phó mà sử dụng ma túy thì hiển nhiên sẽ xuất hiện học trò đi cướp….”, thạc sĩ Nguyễn Phương Anh – Giảng viên tâm lý học ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo cô Phương Anh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường cần tiến hành đồng bộ các hoạt động như: Thiết kế nhiều hình thức khác nhau cho môn giáo dục công dân, nhằm đưa học sinh vào các tình huống cụ thể với những yêu cầu cần xử lý.

Ngoài ra, phải kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục, rèn luyện các hành vi đạo đức của học sinh hay duy trì nghiêm nề nếp, chế độ, nội quy của nhà trường; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương đạo đức đi đôi với xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nội quy trường học, vi phạm bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường nhất là tình trạng bạo lực học đường….

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho công tác giáo dục đạo đức, văn hóa học đường trong thời gian vừa qua được đề cập nhiều nhưng hiệu quả chưa cao là bởi việc làm gương chưa thật tốt.

Vì vậy, một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hiện nay là làm thế nào để cả giáo viên và học sinh đều ý thức và tự giác trở thành tấm gương trong thực hành đạo đức. Việc làm gương phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.

Để làm được điều này, cần làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm gương trong giáo dục đạo đức, kịp thời phát hiện, biểu dương những người đứng đầu thực sự gương mẫu. Việc nêu gương về đạo đức, văn hóa học đường cần phải trở thành một tiêu chí trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên cũng như học sinh.

Trước đó, Infonet đã đưa tin một nam sinh lớp 9 (ở Thanh Hóa) bịt mặt, đeo găng tay đến tiệm vàng ăn trộm, bị chủ hiệu phát hiện truy đuổi.

Theo đó, ông Lê Sỹ Lam - Chủ tịch UBND xã Minh Khôi (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) cho biết cơ quan Công an đang tiến hành điều tra, làm rõ hành vi trộm tiền, vàng đối với nam sinh 14 tuổi đang học lớp 9  trên địa bàn.

Trước đó, vào khoảng 19h ngày 20/9, khi chủ tiệm vàng Kim Long (xã Minh Khôi) đang ăn cơm ở phía sau nhà thì phát hiện một người bịt mặt, đeo găng tay mở tủ lấy tiền và vàng nên đã hô hoán mọi người truy đuổi.

Bị phát hiện, đối tượng bỏ chạy khoảng 200m thì bị người dân bắt giữ.

“Nam sinh 14 tuổi là người địa phương, hiện đang học lớp 9 tại một trường THCS ở huyện Nông Cống. Khi đi trộm, nam sinh đi xe đạp để cách tiệm vàng 2-3 nhà rồi đột nhập vào tiệm để trộm tài sản”, ông Lam thông tin.

Ngay sau đó, nghi phạm và toàn bộ số tiền, vàng tang vật đã được công an tiếp nhận để điều tra, làm rõ.

Hoàng Thanh 

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.

Đang cập nhật dữ liệu !