800.000 liều vắc xin ưu tiên cho TP.HCM: Những ai sẽ được tiêm trước?

Bộ Y tế đã làm việc Sở Y tế TP.HCM về việc xây dựng kế hoạch và các công tác chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng 800.000 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

 

Lên kịch bản sẵn

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch cho biết, theo chỉ đạo từ Ban chỉ đạo tiêm chủng Quốc gia trong tổng số vắc xin phòng Covid-19 được đưa về Việt Nam trong đợt này, TP.HCM sẽ được phân bổ ít nhất 800.000 liều; tối ngày 16/6 vắc xin về đến Hà Nội và trong sáng ngày 17/6 sẽ được chuyển tới TP.HCM.

Đồng thời Ban chỉ đạo tiêm chủng Quốc gia cũng chỉ đạo ngành y tế TP.HCM cần xây dựng kế hoạch xây triển khai tiêm chủng vắc xin theo đúng tinh thần của chiến dịch tiêm chủng (trong thời gian 5-7 ngày). Kế hoạch tiêm chủng cần cụ thể về phân bổ số lượng, đối tượng tiêm chủng, lịch tiêm chủng, kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng, kế hoạch ứng trực cấp cứu…

Báo cáo về kế hoạch triển khai tiêm chủng tại TP.HCM, BS.CKII Nguyễn Hoài Nam – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ trước đó ngành y tế TP đã xây dựng các kế hoạch triển khai tiêm chủng với nhiều kịch bản khác nhau, dựa trên số lượng vắc xin được phân bổ từ 500.000 liều cho đến 10.000.000 liều, nhằm sẵn sàng huy động nhanh chóng các lực lượng để thực hiện chiến dịch tiêm chủng phù hợp.

Đối với kế hoạch tiêm chủng 800.000 liều được phân bổ trong đợt thứ 4, ngoài các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, TP.HCM dự kiến thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng như người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất… với số lượng khoảng 1 triệu người.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Về việc tổ chức tiêm chủng, TP dự kiến tổ chức các điểm tiêm chủng trong cộng đồng bao gồm các điểm tiêm chủng tại Trung tâm y tế, Trạm y tế, các điểm tiêm lưu động với khoảng 1000 điểm tiêm/ngày, tại mỗi điểm có thể thực hiện tiêm chủng cho 200 người/ngày, tổng công suất đạt mức 200.000 người/ngày. Để thực hiện kế hoạch đó TP sẽ huy động tổng lực các lực lượng từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn TP.HCM, các bệnh viện đa khoa thành phố, quận, huyện; các đơn vị bệnh viện tư nhân, trung tâm y tế, trạm y tế… để đáp ứng quy mô, tiến độ đã đề ra.

Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng được thực hiện nhằm đảm bảo các điểm tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định; đảm bảo yêu cầu về giãn cách, an toàn phòng chống dịch Covid-19; thực hiện sàng lọc đối tượng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; tư vấn đầy đủ cho đối tượng được chủng; thu gom và xử lý rác thải y tế tại điểm tiêm chủng.

Đối với các phản ứng bất lợi sau tiêm, tại tất cả các điểm tiêm sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu; Bố trí lực lượng cấp cứu để theo dõi nhằm xử trí tại chỗ phản ứng sau tiêm với lực lượng mỗi đội gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng; Tổ chức các đội cấp cứu lưu động tại mỗi địa bàn sẵn sàng vận chuyển người đến bệnh viện khi cần thiết; đồng thời cũng tổ chức theo dõi sau tiêm, cung cấp số điện thoại của cơ sở tiêm chủng để người được tiêm chủng liên hệ khi cần…

GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM góp ý, trước mắt Sở Y tế TP.HCM cần nhanh chóng hoàn thành tiêm chủng với lượng vắc xin được cấp trong đợt 3 như một lần thực hiện, diễn tập chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch tiêm chủng 1000 điểm tiêm với 200.000 người được tiêm chủng/ ngày sắp tới. Vận dụng các nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu có sẵn vào kế hoạch tiêm chủng để thông tin về thời gian, địa điểm đến đối tượng được tiêm cụ thể để hạn chế sự tập trung đông người, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.

Đối với các đối tượng trên 65 tuổi, PGS Lân cho biết cần xin ý kiến chỉ đạo để đảm bảo quy định về mặt pháp lý. Cân nhắc việc triển khai kế hoạch tiêm chủng lưu động tại các địa điểm như trường học, nhà văn hóa… để tận dụng tối ưu các nguồn lực ứng trực, cấp cứu… đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Các nhân lực trực tiếp giải đáp thông tin liên quan tiêm chủng cần có quy chuẩn, hướng dẫn chung đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác, nhất quán. Cần có kế hoạch tập huấn cho các lực lượng tham gia tiêm chủng… Đồng thời cũng cần có kế hoạch chuẩn bị trang thiết bị, vật tư phục vụ các công tác tiêm chủng.

Điểm tiêm lưu động

Ngoài ra, PGS Sơn lưu ý, TP.HCM cần xây dựng kế hoạch tổ chức các điểm tiêm lưu động trên các địa điểm rộng rãi (trường học, nhà văn hóa..), có thể bố trí nhiều bàn tiêm để tận dụng khả năng hỗ trợ y tế, cấp cứu… đối với các điểm tiêm tại trạm y tế, cơ sở y tế cũng có thể lựa chọn triển khai nếu đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu.

Đồng thời cần xây dựng lịch tiêm chủng cho từng nhóm đối tượng để hạn chế sự tập trung đông người Phòng chờ sau tiêm nên bố trí các ghế ngồi có lưng dựa; Hotline cần phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giải đáp thắc mắc của các đối tượng được tiêm.

Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giao Bệnh viện Chợ Rẫy làm đầu mối phụ trách làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn lực hỗ trợ TP.HCM triển khai kế hoạch tiêm chủng; Giao trường Đại học Y Dược TP.HCM đảm nhận công tác tổ chức tập huấn cho toàn bộ các lực lượng tham gia kế hoạch tiêm chủng, hoàn tất trong ngày 18/6.

Đối với công tác chuẩn bị tổ chức các đội cấp cứu lưu động chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng cấp cứu các trường hợp phản ứng sau tiêm; dựa trên kế hoạch về địa điểm tiêm sẽ tiến hành rà soát và bố trí lực lượng nhân sự, xe cấp cứu cho phù hợp, trong trường hợp còn thiếu sẽ tiến hành từ các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn để hỗ trợ.

 K.Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !