Xây nhà an toàn cho người dân ven biển miền Trung: 'Giờ gia đình tôi không còn sợ bão, không còn phải lo chạy bão'

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Huyên (Quảng Ngãi) tại hội nghị “Nhà an toàn chống chịu bão, lụt: Mô hình thành công và hướng đi trong thời gian tới”.

Hội nghị “Nhà an toàn chống chịu bão, lụt: Mô hình thành công và hướng đi trong thời gian tới” là sự kiện bên lề nằm trong trong khuôn khổ hội nghị quốc tế “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức ngày 13/5.

Hội nghị nhằm chia sẻ mô hình nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được hỗ trợ xây dựng bởi Chính phủ Việt Nam và UNDP từ năm 2018 tới nay.

Tham dự đại biểu gồm đại diện UNDP, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện lãnh đạo UBND và Sở Tài nguyên Mội trường của 28 tỉnh ven biển, các đại sứ quán, lãnh đạo của các Tổ chức Quốc tế, các Tổ chức Phi chính phủ và các quốc gia ven biển, chuyên gia trong và ngoài nước đang tham dự trực tuyến và các hộ dân hưởng lợi.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Huyên (phải ảnh) chụp ảnh cùng bà Caitlin Wiesen (thứ ba từ trái sang), Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam.

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Huyên (xã Thuận Bình, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, mỗi năm địa phương bà phải hứng chịu nhiều cơn bão, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân. Ngôi nhà trước của bà xập xệ lắm. Năm 2019 bão thổi tốc mái, còn trơ lại mấy bức vách. Được sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức đến tháng 3/2020, bà Huyên đã xây được nhà an toàn. Nhà bà Huyên chính là 1 trong số hơn 4.000 ngôi nhà được Chính phủ và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hỗ trợ xây dựng ngôi nhà chống lũ.

Theo lời kể của anh Lâm - cán bộ xã Bình Thuận, cơn bão số 9 năm 2020 ập đến đã khiến 22 nhà bị tốc mái 50-70%, 120 ngôi nhà bị hư hỏng 30-50%... Đây là con số thiệt hại rất lớn. Chính quyền địa phương đã phải di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn. Tuy nhiên, thống kê sau cơn bão, 30 ngôi nhà chống lũ không bay ngói, an toàn vượt qua cơn bão. Trong số này có nhà bà Huyên. Đặc biệt, không chỉ đảm bảo an toàn cho gia đình, nhà bà Huyên còn là nơi trú bão cho hai hộ cùng xóm.

“Giờ gia đình tôi không còn sợ bão, không còn phải lo chạy bão”, bà Huyên vui mừng cho biết.

Tương tự tại Thừa Thiên Huế, địa phương chủ trương phát triển kinh tế xanh, tính đến nay tỉnh đã triển khai hơn 600 ngôi nhà chống lũ. Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Việt Nam là một trong những nước quốc gia chịu tổn thương lớn đối với biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, sạt lở núi. Khu vực miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là Thừa Thiên Huế.

Với nhiều địa hình bờ biển dài 120km, đầm phá trải dài từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh; phía Tây có dãy Trường Sơn giáp Lào gần 90km, Thừa Thiên Huế phải gánh chịu hầu hết các loại hình thiên tai mang tính cực đoan; tổn thất do thiên tai vô cùng nặng nề. Thiệt hại về tài sản và cả con người vô cùng nghiêm trọng.  Ngoài thiên tai, lũ lụt, ở địa phương này, sạt lở núi, cháy rừng, hạn hạn liên tiếp xảy ra mỗi năm.

“Tác hại của biến đổi khí hậu rất rõ. Có những chương trình, dự án khắc phục, hạn chế biến đổi khí hậu có ý nghĩa rất lớn. Dự án tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai đã được triển khai. Tỉnh đã chủ động phê duyệt danh sách các đối tượng được thụ hưởng từ dự án”, ông Phương cho hay.

Theo đó, các căn nhà chống lũ đã được bàn giao trước khi có thiên tai ập đến giúp bà con an toàn, hạn chế rủi ro.

Theo đại diện UNDP, tính đến nay, 4.100 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được hỗ trợ xây dựng cho những hộ dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đây là một sáng kiến chung giúp cộng đồng chống chọi với các rủi ro và tác động liên quan đến khí hậu đã được khởi xướng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Xây dựng, với sự hợp tác chặt chẽ của UNDP và Quỹ Khí hậu Xanh. Sáng kiến này kết hợp hỗ trợ viện trợ không hoàn lại và chương trình nhà ở quy mô lớn của Chính phủ để xây dựng các ngôi nhà chống bão và lũ lụt ở một số địa điểm dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất của Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết, tất cả những ngôi nhà này đã chống chọi rất tốt với những cơn bão liên tiếp và lũ lụt quy mô lớn đổ bộ vào Việt Nam vào năm 2020. Những căn nhà này đã bảo vệ an toàn cuộc sống và sinh kế của người dân, và tại nhiều cộng đồng, những căn nhà này cũng đã bảo vệ những người hàng xóm sống gần đó.

“Chúng tôi cam kết xây dựng thêm 1.450 căn nhà, mở rộng đến tỉnh Bình Định và Cà Mau”, bà Caitlin Wiesen nói.

Một nghiên cứu gần đây mà UNDP thực hiện với Bộ Xây dựng, hơn 110.000 gia đình vẫn sống trong tình trạng không có nhà ở an toàn trên 28 tỉnh ven biển, trong đó có hơn 25.000 ở các huyện ven biển.

Cũng theo bà Caitlin, “cần tổng chi phí khoảng 330 triệu đô la Mỹ để cung cấp nhà ở cho những người dễ bị tổn thương do khí hậu ở Việt Nam. Điều này có thể được thực hiện trong một nỗ lực hợp tác được lên kế hoạch tốt, kết hợp cả tài chính công và tư nhân. Đây là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo một quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu công bằng, mang lại lợi ích cho những người dễ bị tổn thương nhất...”.

N. Huyền 

Huế: Cắm biển cảnh báo bờ biển bị sạt lở, cát tràn vào khu sản xuất nông nghiệp

Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.

Mưa trắng trời, phố cổ Hội An lại chìm trong biển nước, người dân chật vật tránh lũ

Mưa lớn hai ngày qua khiến phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong biển nước. Từ hôm qua, người dân phải đưa đồ đạc lên cao để tránh lũ.

Nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện ở Quảng Ngãi

Trong sáng 11/10, lực lượng chức năng sẽ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Quảng Nam: Mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng, 2 người bị nước lũ cuốn trôi

Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.

Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, học sinh 29 trường nghỉ học

Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.

Người dân xứ Thanh dầm mình trong biển nước gặt lúa sau mưa bão

Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.

Chùm ảnh: Nhà cửa, công sở tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện Kỳ Sơn

Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Nỗ lực thông tuyến quốc lộ 7A để sớm đến tâm điểm trận lũ quét kinh hoàng

Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Bé gái 4 tháng tuổi bị nước lũ cuốn trôi

Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.

Đang cập nhật dữ liệu !