Chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch: "Sai một ly đi một dặm"
Chị Ngọc (Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới đã gần một năm rưỡi, đi nhiều nơi chữa trị nhưng không khỏi, may mắn biết đến phòng khám YHCT của lương y Phạm Ngọc Khánh mà bệnh tình mới thuyên giảm và đang dần hồi phục.
Chị Ngọc cho biết, công việc của chị là nhân viên văn phòng, chủ yếu ngồi nhiều hơn đi nhưng không hiểu sao mỗi khi đi làm về là thấy chân cứ nhức mỏi, hai bàn chân sưng lên như bà bầu vậy. Khi đi ngủ gác chân lên cao thì sáng dậy lại bớt không sưng nữa. Chính vì vậy chị Ngọc đã chủ quan, không để ý.
Sau đó chị Ngọc thấy chân càng ngày càng sưng, đỏ, đau nhức từ hai đầu gối trở xuống. “Lúc đấy tôi chả biết bệnh gì, nghĩ là viêm da, viêm dị ứng. Nhưng sau đấy đi khám ở phòng khám tư nhân, bác sĩ chẩn đoán bị viêm da xuất huyết, viêm mô tế bào. Bác sĩ cho uống thuốc và bôi trong vòng nửa tháng,nhưng bệnh không bớt mà ngày càng nặng hơn, chân sưng lên to, nhức mỏi, nặng, đi lại khó khăn, chỗ sưng bắt đầu cương lên và bể loét ra như là bị phỏng. Nhìn bên ngoài thì chỉ thấy chân sưng rồi càng ngày càng to ra xong nó nứt ra gây lở loét chứ không hề có vết trầy nào. Thấy bệnh tình càng chữa càng nặng thêm, nên tôi không dám điều trị tại đây nữa mà đi Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy bác sĩ cho xét nghiệm máu vì nghĩ bị tiểu đường, nhưng không phải. Bác sĩ cho siêu âm mạch máu và kết luận chính xác là bị suy giãn tĩnh mạch”. Chị Ngọc chia sẻ.
Những tưởng phát hiện ra bệnh thì chữa trị sẽ dễ dàng hơn, nhưng 4 tháng kiên trì theo đuổi ở Bệnh viện Chợ Rẫy mà bệnh tình chị Ngọc không hề bớt mà còn có chiều hướng nặng thêm.“Bệnh càng lúc càng nặng, đi lại không được, sinh hoạt khó khăn, vết loét không lành. Rất buồn vì không hiểu sao uống thuốc hoài mà không khỏi, lành chỗ này thì lở ra chỗ khác, không dứt hẳn. Nó bị bên trong, ngày càng sưng to rồi loét ra, chứ lúc đầu không thấy trầy gì, tĩnh mạch không nổi rõ, khi vết loét khô là để lại sẹo chằng chịt. Chân rất đau nhức, cảm giác như kim châm trong bàn chân, gần như không đi lại được. Đã 5 tháng nay tôi phải xin nghỉ không lương để ở nhà điều trị” – Chị Ngọc buồn rầu tâm sự.
Đang lúc chán nản, như buồn ngủ gặp được chiếu manh, có một người bạn đi tập dưỡng sinh xin được một tờ báo có nói đến phương pháp điều trị bằng đông y của lương y Khánh, chị Ngọc đã lần vào các trang mạng và tìm đọc được thêm nhiều thông tin bổ ích. Chị đã quyết định đổi hướng điều trị.
Và 3 tháng nay, dù đường xá xa xôi nhưng ngày nào chị Ngọc cũng có mặt tại phòng khám của lương y Khánh để châm cứu và bốc thuốc uống. “Đến nay như chị đã thấy đấy, chân của tôi đã khỏi được 80% rồi. Vết loét không còn nữa, chân hết đau, đi lại hầu như đã bình thường trở lại, không còn sưng, không đỏ nữa, chỉ còn vết sạm đen là do di chứng của những lần loét để lại. Dù điều trị tốn kém hay xa xôi tôi không ngại, chỉ mong bệnh tình sẽ khỏi hẳn và điều này sắp trở thành hiện thực rồi” – Chị Ngọc hào hứng nói.
![]() |
Chân chị Ngọc đang dần dần hồi phục |
Theo lương y Phạm Ngọc Khánh, người trực tiếp chữa trị cho chị Ngọc, bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu chẩn đoán sai hậu quả để lại nặng nề, chữa trị khó khăn hơn và lâu hơn.
“Khi chị Ngọc đến đây, bệnh cực kỳ nặng. Chân của Ngọc hơi đặc biệt, tiến triển của bệnh rất nhanh, mới phát hiện thời gian ngắn đã gây hoại tử, lở loét. Hôm đầu tiên tới đây nó sưng to, đau nhức, đỏ rát.
Phương pháp điều trị bằng đông y là: uống thuốc và châm cứu. Chân của Ngọc bắt buộc phải dùng kháng sinh đông y để tránh nhiễm trùng thêm và thuốc về tĩnh mạch, hai cái kết hợp lại mới hiệu quả tốt. Cái chân của Ngọc nếu không phải tôi chữa đúng hướng thì càng ngày càng lở loét thêm. Chữa 3 tháng mà vết thương đã lành hết rồi, bây giờ chỉ còn da sạm đen thôi và tất cả các triệu chứng như đau nhức, đi lại khó khăn đã hết. Cỡ khoảng 3 tháng nữa thì Ngọc sẽ khỏi hoàn toàn.
Lúc đầu do bác sĩ chẩn đoán sai, nên điều trị sai phương pháp, bệnh càng nặng hơn. Uống thuốc không đúng gây máu huyết không lưu thông được dễ bị nhiễm trùng nhanh hơn những người phát hiện đúng bệnh ngay từ đầu. Ở phòng khám này cũng nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán sai bệnh như: xương khớp, phong tê thấp, tiểu đường…
Những triệu chứng mà không khai thác kỹ, không phải những người chuyên sâu dễ bị nhầm lẫn. Suy giãn tĩnh mạch nó có những triệu chứng đặc trưng, người chuyên nghiên cứu sâu thì phát hiện dễ dàng.
Những người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có các triệu chứng đau khác nhau. Ví dụ như Ngọc bị suy giãn tĩnh mạch nhưng là sâu, tĩnh mạch sẽ không nổi mà chìm bên trong. Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ nguy hiểm hơn suy giãn tĩnh mạch nông. Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ làm cho vết thương tụ huyết khối, máu ứ đọng lại ở chân, lâu ngày làm cho sắc tố da bị biến đổi, dần dần gây lở loét.
Còn bị suy giãn tĩnh mạch nông thì chỉ mất thẩm mỹ chứ không nguy hiểm và điều trị dễ hơn. Suy giãn tĩnh mạch nông hay sâu khi điều trị một thời gian nếu hiệu quả thì các tĩnh mạch đều co lại, đàn hồi tốt, bền các thành tĩnh mạch.
Bệnh nhân cần hỗ trợ hãy đến Phòng khám YHCT Phước An Đường, ĐT: 0903982619, Đ/C: 799 Phạm Văn Bạch, P12, Q.Gò Vấp, TP HCM, Website: www.yhocphuocanduong.com)