Chân hoại tử bốc mùi hôi thối vì tin "bác sĩ google" hơn bác sĩ thật

Câu chuyện chữa bệnh trên mạng đang diễn ra hàng ngày và những người bệnh còn tin "bác sĩ google" hơn cả bác sĩ thật dẫn đến nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra với bệnh nhân và bác sĩ cũng mệt mỏi, toát mồ hôi chạy theo "bác sĩ mạng".

Hình ảnh chân hoại tử vì tự uống thuốc

Hoại tử chân vì chữa bệnh qua mạng

Bà Nguyễn Thị M. trú tại Thái Bình bị viêm đa khớp dạng thấp được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà điều trị nhưng bệnh mãi không khỏi nên bà bỏ thuốc bác sĩ kê mà quay ra điều trị bằng thuốc của thầy lang.

Bà M. kể đau đầu gối đến mức đi lại cũng khó, bà được người quen giới thiệu lấy thuốc của một ông lang ở Bắc Giang. Lọ thuốc chỉ có 600 nghìn đồng mua về uống hết 1 lọ bà đã thấy đỡ nên đặt mua thêm vài lọ về uống.

Kết quả, 4 tháng sau, chân bà sưng to hơn, mặt đỏ lên như tích nước. Bà M. không biết là bị bệnh gì nên lo lắng đi khám. Tại bệnh viện, bà được bác sĩ chẩn đoán hội chứng Cushing do lạm dụng thuốc khớp.

Đây không phải là trường hợp hiếm vì lạm dụng thuốc trị bệnh khớp dẫn đến hội chứng cushing. Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TP.HCM các bác sĩ đã cấp cứu cho một trường hợp chân bị hoại tử vì sử dụng thuốc trị viêm khớp “đặc biệt”.

Bệnh nhân là bà Vũ Thị H. 42 tuổi, trú tại Long An. Bệnh nhân bị hoại tử chân trái sau viêm mô tế bào trên nền hội chứng Cushing do thuốc/ viêm khớp dạng thấp.

Theo bệnh nhân, sau khi đi khám chuyên khoa Nhiễm với chẩn đoán viêm mô tế bào/viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân về nhà tìm hiểu trên báo mạng và tự ý thay đổi liều corticoid và kháng sinh bác sĩ đã kê, kết hợp đắp thêm nhiều loại lá quý hái trên rừng. Kết quả là chân bị hoại tử nặng, bốc mùi khó thối.

Trường hợp của chị Hoàng Thu H. 40 tuổi, trú tại Hưng Hà, Thái Bình cũng tương tự. Chị Hằng bị viêm đa khớp nên được bác sĩ kê đơn thuốc Medrol. Sau khi dùng thuốc này, chị thấy triệu chứng viêm đỡ hẳn.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn chị đã chịu tác dụng phụ của thuốc quá nhiều. Gương mặt biến đổi vốn là phụ nữ có gương mặt trái xoan, chị Hằng biến đổi thành gương mặt béo phì, tròn xoay.

Chị đi khám, bác sĩ cho biết chị bị hội chứng cushing. Đây là hội chứng thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa corticoid.

Những tai biến chính do lạm dụng corticoid được các bác sĩ tổng hợp lại như tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn, làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch, chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.

Nhiều bệnh nhân sử dụng các thuốc này còn làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ, làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương, loét dạ dày - tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

Hiện nay, cách sử dụng corticoid rất đa dạng: từ uống, tiêm bắp, tiêm gân đến tiêm vào trong khớp, vùng ngoại vi của khớp (khớp gối, khớp háng, khớp vai), hoặc tiêm vào các mô mềm, bao gân...

Bệnh nhân tự chữa cho mình


Bác sĩ Dương Minh Tuấn- từng công tác tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, TP.HCM cho biết,  thời đại công nghệ thông tin rồi mạng xã hội phát triển, cộng thêm việc ngại đi khám bệnh khiến nhiều người thấy cơ thể không khoẻ hoặc có người thân được chẩn đoán bệnh gì là lên google để tra cứu. Với một nguồn dữ liệu khổng lồ trên đó cộng thêm thiếu hiểu biết về chuyên môn dẫn tới việc tìm kiếm ra những thông tin về sức khoẻ không chính xác nhưng họ vẫn đặt niềm tin một cách khó hiểu vào đó và tin dùng hơn cả bác sĩ khuyên dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bác sĩ Tuấn cho biết, anh từng điều trị cho một chú bệnh nhân cũng là người có học thức, thông thạo công nghệ. Được nhận bất cứ thuốc nào chú cũng ghi lại rồi tra cứu, thấy có nhiều tác dụng phụ là chú nhất quyết không dùng, đòi đổi thuốc.

“Sáng nào mình qua khám chú cũng mở đầu câu hỏi bằng: "Tôi đọc trên mạng thấy...", và mặc sức mình giải thích cho chú hiểu thì với chú google giống như là một dạng kinh thánh mới mà chú cần tôn thờ vậy”.
Vì không tuân thủ điều trị mà nhiều bệnh nhân điều trị mãi không thuyên giảm, bác sĩ cũng mệt mỏi khi bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Có những bệnh nhân bác sĩ vừa nói bệnh gì họ đã lên mạng google và lại nói trên mạng bảo và những lúc đó các bác sĩ cứ mải chạy theo bác sĩ google.

Khánh Ngọc

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !