Cảnh giác với thuốc tân dược không rõ nguồn gốc
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc hàng “xách tay”, thực phẩm chức năng và nhiều mặt hàng rao bán trên mạng.
Đội Quản lý thị trường số 3 – Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hồ Chí Minh (Đội 7 – PC03) và Công an địa phương tiến hành kiểm tra điểm chứa trữ hàng hóa tại đường Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh do ông N.T.Nhân là chủ kinh doanh.
Kết quả kiểm tra phát hiện tổng cộng: 396 hộp thuốc tân dược còn nguyên bao bì, không có tài liệu chất lượng kèm theo, không rõ tình trạng chất lượng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có tờ hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài, xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, tổng trị giá hơn 89 triệu đồng.
Cảnh giác với thuốc tân dược không rõ nguồn gốc |
Trong cùng ngày Đội Quản lý thị trường số 3 tiếp tục kiểm tra tại 02 điểm kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Khánh Phượng tại đường 100 Bình Thới, Phường 14, Quận 11 và Chi nhánh Công ty tại đường TA11, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh do ông T.V.Lành là Giám đốc, người đứng đầu Chi nhánh
Kết quả kiểm tra phát hiện: 4892 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược và 13.750 đơn vị sản phẩm là vỏ hộp Thuốc tân dược ngoại nhập các loại, chưa qua sử dụng, không hóa đơn chứng từ, không có số đăng ký lưu hành, không có giấy phép nhập khẩu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm nêu trên và phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Theo PGS Nguyễn Hữu Đức – nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, thuốc là một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật; có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, sinh học và được bào chế thành dạng thích hợp để sử dụng cho con người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh hoặc phục hồi các chức năng sinh lý của cơ thể.
Vì vậy, thuốc phải bảo đảm những yêu cầu cần thiết, nghiêm ngặt về chất lượng; phải có tác dụng hiệu quả và an toàn mặc dù bên cạnh đó có thể có những tác dụng không mong muốn hay tác dụng có hại của thuốc xảy ra cần được lưu ý.
PGS Đức khuyến cáo người dân khi bị mắc bệnh hay nghi ngờ mắc một bệnh lý nào đó dù cấp tính hay mạn tính qua triệu chứng phát hiện người bệnh phải đi khám tại một cơ sở y tế để được bác sĩ xem xét và chẩn đoán xác định bệnh một cách cụ thể nhằm có chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp kèm theo những lời khuyến cáo, hướng dẫn, dặn dò cần thiết.
Theo quy định hiện nay, thuốc chữa bệnh lưu hành trên thị trường có 2 loại là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Tuy vậy, hiện nay, nhiều loại thuốc bắt buộc phải có đơn của bác sĩ mới được bán nhưng người bệnh hay người nhà bệnh nhân vẫn có thể mua được một cách dễ dàng tại các nhà thuốc, hiệu thuốc.
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch và nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.
Thuốc giả được sản xuất tinh vi, nhãn mác, bao bì như thuốc thật, người tiêu dùng không thể phân biệt, ngay cả nhà thuốc cũng khó phát hiện. Thời gian qua, qua kiểm tra, kiểm soát thị trường Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng phát đi nhiều cảnh báo về thuốc giả, yêu cầu thu hồi thuốc giả đang được bán trên thị trường.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.