Cảnh báo nấm phổi, căn bệnh cực kỳ nguy hiểm
Bệnh nhân nam N.Đ. T. (54 tuổi, ngụ tại H. Hóc Môn, TP.HCM), không có tiền sử đặc biệt, vào viện tại BV Xuyên Á– TP.HCM vì ho ra máu bắt đầu cách nay 2 tuần và sau đó ho ra máu ồ ạt với lượng nhiều. Bệnh nhân được điều trị nội khoa nhưng không cải thiện nhiều. Tình trạng bệnh làm bệnh nhân lo lắng rất nhiều.
Qua thăm khám lâm sàng và chụp CTscanner 160 lát cắt lồng ngực, các bác sĩ phát hiện tổn thương dạng hang nấm lục lạc điển hình, khu trú ở thuỳ trên phổi phải, kèm tổn thương thâm nhiễm quanh hang. Bác sĩ phải cắt bỏ thùy trên phổi phải điển hình có chứa hang nấm qua đường mổ nhỏ ở ngực phải.
Ông N.V.V (61 tuổi, quê Nghệ An) bị nấm phổi nặng đưa ra BV Phổi Trung ương cấp cứu. Lúc nhập viện, bệnh nhân chỉ còn gần 30 kg, phải thở oxy liên tục. Bệnh nhân cũng đã được cho sử dụng những loại thuốc rất mạnh nhưng không đáp ứng thuốc
Sau khi cho bệnh nhân chụp CT ngực, trên phim chụp bác sĩ nhận thấy có hình ảnh tổn thương phổi bất thường nghi do nấm. Ngay lập bệnh nhân được chỉ định điều trị theo hướng nấm phổi. Căn bệnh này nếu không được xác định và điều trị kịp thời, nguy cơ tử ng có thể lên tới 50-70%.
Nấm không phải thực vật cũng không phải động vật, bào tử nấm thường có trong không khí hoặc trên mặt đất. Bình thường nấm ít gây bệnh ở người khi sức đề kháng của cơ thể tốt.
Tuy nhiên nếu người hít phải những bào tử nấm nhỏ bay lơ lửng trong không khí, vào phổi, nếu có điều kiện thuận lợi như bị suy giảm miễn dịch sẽ phát triển và gây bệnh.
Một số trường hợp nấm phát triển trên những người có tổn thương phổi có trước: lao phổi, giãn phế quản mãn tính khiến tình trạng viêm phổi càng nặng hơn.
Bệnh nhân chụp phổi tại BV Bạch Mai. |
Thạc sĩ Hoàng Anh Đức – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết để chẩn đoán nhiễm nấm phổi hiện nay còn rất khó khăn trên lâm sàng. Nấm hiện diện ở nhiều nơi từ loài gây bệnh tới có lợi cho đời sống. Hiện có 1,5 triệu vi nấm trong đó có 300 loại gây bệnh ở người.
Người bệnh có nguy cơ nhiễm nấm phổi là người suy giảm miễn dịch (suy giảm miễn dịch tự nhiên do bệnh lý bẩm sinh hoặc do bệnh mắc phải như người bệnh tự miễn, ghép tạng, bệnh nhân HIV, bệnh nhân điều trị hóa chất).
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm phổi đang gia tăng. Người bệnh có thể nhiễm nấm men, nấm mốc. Nấm phổi có thể gây ở bất kỳ cơ quan nào từ da, niêm mạc, đường hô hấp, người suy giảm miễn dịch gây tỷ lệ tử vong rất lớn.
Nếu nhiễm nấm ở da, niêm mạc dễ điều trị còn nấm nhiễm sâu ở các cơ quan tạng như nấm ở máu, thần kinh, nấm phổi hay các cơ quan khác thì điều trị rất khó khăn.
Đặc biệt, một số loại nấm gặp ở các khu vực có mỏ vàng, mỏ quặng do công nhân khai thác mắc phải.
Không khí chính là con đường lây nhiễm chủ yếu của nấm, những người hít phải bào tử nấm trong không khí, vào phổi, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
Bệnh nấm phổi nếu không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan sang các bộ phận khác và gây bệnh như nấm não: viêm màng não, áp xe não, nhiễm nấm huyết.
Trong viêm phổi do nấm thì Candida khá phổ biến, đây là tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm nấm xâm lấn, chiếm tỉ lệ 70-90%. Nấm có thể thường trú trong cơ thể mà không gây bệnh hoặc có thể là tác nhân gây bệnh thật sự, đặc biệt trên các cơ địa suy giảm miễn dịch.
Biểu hiện của người nhiễm nấm phổi như sốt, ho, thường không đàm, đau ngực kiểu màng phổi hoặc cảm thấy không thoải mái, khó thở tiến triển dẫn đến suy hô hấp
Các triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp hạch trung thất chén ép trong các bệnh nấm dịch tể . Người bệnh có thể còn bị ho ra máu.
Hội chứng thấp khớp (ở các bệnh nấm lưu hành đặc hiệu): Viêm khớp và đau khớp, ban đỏ nốt, ban đỏ đa dạng, và viêm màng ngoài tim. Nhiễm nấm lan tỏa.
Thạc sĩ, BS Nguyễn Ngọc Dư – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết nấm phổi nguy hiểm nhất là người có bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh ung thư, người suy giảm miễn dịch.
Với người bị nấm phổi có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng cũng có trường hợp chuyển thành nấm phổi mãn tính. Hiện chưa có thuốc phòng nấm.
Cách phòng nấm tốt nhất là vệ sinh không khí sạch sẽ. Đặc biệt là tránh khói bụi vì trong đó có thể nhiễm bào tử nấm. Vì vậy, cần đảm bảo không khí trong nhà sạch, có thể sử dụng máy lọc không khí. Nếu nhà bạn đang sửa chữa hoặc gần các công trường xây dựng ở các khu nhà cũ thì cần phòng bệnh giữ gìn nhà cửa.
Người bệnh cũng nên tăng cường miễn dịch qua dinh dưỡng, uống thuốc đúng đơn của bác sĩ. Người bệnh cần bỏ thuốc lá để dự phòng nấm phổi.
Khánh Chi