Cần sớm đưa nội dung giáo dục tình yêu về Hoàng Sa và Trường Sa vào SGK

"Phải đưa nội dung giáo dục biển, đảo nhất là về Hoàng Sa và Trường Sa vào nội dung giảng dạy một cách dày dặn hơn", lãnh đạo trường trường THCS Nguyễn Huệ (thành phố Kon Tum) cho hay.

“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể thấy, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt.

Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình.

Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương, là đất nước của chúng ta. Tuy nhiên, nếu không được giáo dục thì thế hệ trẻ mấy ai hiểu được điều đó?

Để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học. 

Cần sớm đưa nội dung giáo dục tình yêu về Hoàng Sa và Trường Sa vào SGK (ảnh minh họa)

Ý thức được tầm quan trọng này, trường THCS Nguyễn Huệ (thành phố Kon Tum) đã có những cách làm độc đáo để nâng cao kiến thức, tình yêu biển đảo cho học sinh.

Cụ thể, nhà trường đã đưa việc tuyên truyền biển, đảo vào chương trình học tập bằng nhiều hình thức như lồng ghép vào chương trình giảng dạy, tổ chức ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu biển, đảo yêu thương…Việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những hiểu biết liên quan biển, đảo.

Qua các hoạt động này, nhà trường đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, khuyến khích các em phát huy tính sáng tạo. Đặc biệt, từ đó, nhà trường đã giáo dục học sinh nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam; bổ sung thêm thông tin và nâng cao hiểu biết cho các em về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Trăn trở về vấn đề giáo dục tình yêu biển đảo nhất là tình yêu với Hoàng Sa và Trường Sa cho học sinh, hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Học sinh của chúng ta hiện nay có mấy ai hiểu được thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn.

Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm. Đó đây có những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân.

Trong sách giáo khoa Địa lý hiện nay có đề cập tới tình yêu với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, thông tin còn “mỏng”. Thay đổi chương trình sách giáo khoa sắp tới, tôi hi vọng ban soạn thảo sẽ cấu trúc lại chương trình sách; phải đưa nội dung giáo dục biển, đảo nhất là về Hoàng Sa và Trường Sa vào nội dung giảng dạy một cách dày dặn hơn. Bởi lẽ, tôi nghĩ rằng, việc tăng cường kiến thức biển, đảo là điều cấp thiết hiện nay.

Còn bây giờ, trong khi chờ đợi sách giáo khoa mới, chúng ta hãy tổ chưc những buổi học ngoại khóa, những buổi nói chuyện chuyên đề đối với học sinh của mình”.

Mỗi chúng ta,  hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Đặc biệt, chúng ta phải nhận thức được bổn phận, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc không để kẻ xấu lợi dụng, kích động làm những việc quá khích, không bị các thế lực thù địch lôi kéo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây tổn hại đến lợi ích và hình ảnh đất nước.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !