Cảm xúc khó quên của bác sĩ trong chuyến đi Trường Sa
![]() |
PGS Dũng hát vui văn nghệ với chiến sĩ trên đảo. |
Xúc cảm khó quên
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tâm sự sống trong đất liền và đã đi rất nhiều nước nhưng nói đi Trường Sa ông đã bỏ hết tất cả lịch khác để đến với Trường Sa.
Với tình yêu đất nước, bác sĩ Dũng bảo ông luôn mong một ngày được ra Trường Sa. “Từ khi xuống tàu đã có tổ chức chặt chẽ của các chiến sĩ Hải Quân, càng xa đất liền chúng tôi càng thấy biển cả bao la và mênh mông như thế nào. Chúng ta đứng trước biển cả chỉ như hạt cát, cảm giác ở giữa biển khơi thật sự khiến những bác sĩ xúc động” – PGS Dũng nhớ lại ngày lên tàu ra Trường Sa.
Bước chân lên đảo, bắt tay các chiến sĩ, cảm giác lúc đầu rất là chia sẻ, nhớ về đất liền hàng ngày di chuyển rất nhiều nhưng cách ở đó chỉ vài trăm mét không có gì khác ngoài biển cả.
Nhưng khi PGS Dũng đi thêm một hai đảo nữa thì tinh thần đất nước nó thật kinh khủng.
Cảm xúc như ùa về với vị bác sĩ này: “Những lúc ở nhà, chúng ta cứ nói yêu nước vô cùng, yêu quê hương vô cùng nhưng khi ra đến đây cái yêu quê hương đất nước không cần phải nói ra nhưng nó đã ngấm vào vào trong mình không cần phải nói, không dùng từ nào để miêu tả. Đứng ở bên này, nhìn sang đá Gạc Ma.
![]() |
PGS Dũng chụp ảnh kỷ niệm với chiến sĩ tại Trường Sa |
Chúng tôi tham dự lễ tưởng niệm để tưởng nhớ các anh hùng đã hi sinh trong năm 1988 để giữ đảo Cô Lin. Từ đảo Cô Lin nhìn sang Gạc Ma nó không xa lắm, nhìn rất rõ tôi đã khóc suốt mà không biết tôi khóc vì cái gì. Tôi chảy nước mắt suốt từ lúc người Đại tá bắt đầu đọc lời tưởng niệm đến khi thắp nén nhang và đưa vòng hoa thả xuống để tưởng nhớ các chiến sĩ gần như tôi quỵ xuống giữa một trưa nắng như thế,bây giờ tôi cũng không biết tả làm sao. Lúc đấy, tôi mới thấy biển quê hương thực sự rất quý, không có gì đánh đổi bằng”.
Đi thêm vài đảo nữa có những đảo thực sự khó khăn, những nhà giàn còn khó khăn hơn nữa nhưng đến Trường Sa lớn thì thấy rất thanh bình, có nước ngọt, có vườn cây, có những con người sống ở đây rất thân thiện. Khi bước chân lên thăm những nhà dân ở đây, đó là những nụ cười hân hoan của các chiến sĩ hải quân và nhân dân trên đảo. Ở đây không khác đất liền lắm nhưng cũng còn rất khó khăn.
Khi tham gia khám bệnh cho những người dân sống ở đó, dù địa bàn còn chật chội, tủ thuốc y tế bé về thuốc men, trang thiết bị rất đầy đủ về cấp cứu, trang thiết bị xảy ra hàng ngày nhưng các bác sĩ vẫn cố gắng sẵn sàng khám chữa cho rất cả người lính và người dân trên đảo.
Ngoài ra, đoàn còn tặng quà cho những chiến sĩ ở đảo để làm kỷ niệm. Với những bác sĩ như ông, sau chuyến đi Trường Sa về ông càng thấy yêu biển đảo quê hương và sẵn sàng ra Trường Sa bất cứ lúc nào để khám chữa bệnh cho người dân và các chiến sĩ trên đảo.
Mang văn nghệ tới đảo
Trong chuyến đi này, PGS Dũng kể ông cũng tham gia giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ trên đảo. Có những chiến sĩ họ sống ở đảo lâu khi nhìn thấy người từ đất liền ra họ đã rất vui. Niềm lui của họ như hoà làm một khi chiến sĩ lính đảm và các bác sĩ áo trắng cùng cất lên bài hát Nơi đảo xa.
Ở tất cả các điểm dừng, đoàn công tác đều tổ chức hoạt động giao lưu, biểu diễn nghệ thuật để phục vụ cán bộ chiến sĩ và người dân. Do thời gian bố trí ở các đảo là khá ngắn, nên ngoài 3 đêm nghệ thuật lớn tại đảo Trường Sa, Đảo Nam Yết và Đảo Sinh Tồn, các hoạt động văn nghệ khác được triển khai nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo vui, ý nghĩa và rất gần gũi.
PGS Dũng kể hoạt động này do Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai và Đoàn thanh niên Bệnh viện Bạch Mai đảm nhiệm. Dường như được hát giữa biển khơi, trong cái nóng chừng 40 độ đã tạo nên những cảm xúc đặc biệt cho anh em diễn viên, nghệ sĩ và các bác sĩ của đoàn.
Với PGS Dũng kỷ niệm ra đảo Trường Sa được "cháy hết mình" cho biển đảo quê hương đã để lại cho ông cảm xúc thực sự khó tả. Dù đã ngoài 60 tuổi, PGS Dũng cho biết nếu còn sức khoẻ ông vẫn đi Trường Sa được khám sức khoẻ cho bà con trên đảo, trò chuyện với các chiến sĩ, được lấy tay ấp lấy giọt nước biển mặn mòi nhưng mát lạnh là cảm xúc chỉ ai ra Trường Sa mới cảm nhận được.