Cảm phục 4 người thầy trên đỉnh Sài Khao

Hằng ngày 4 thầy giáo vẫn miệt mài “gieo chữ” cho những học sinh người Mông trên đỉnh núi Sài Khao quanh năm sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt.

Bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) với 100% dân số là người Mông, dù chỉ cách trung tâm huyện khoảng hơn 30km nhưng đường xá đi lại vô cùng khó khăn do mưa lũ làm sạt đường, chưa có điện lưới quốc gia, chưa sóng điện thoại... Thế nhưng tại điểm lẻ tiểu học Sài Khao thuộc Trường Tiểu học Tây Tiến, hằng ngày vẫn có 4 thầy giáo miệt mài “cõng chữ” lên non. Câu chuyện đến với nghề giáo của các thầy khiến bất cứ ai cũng phải cảm phục.

Điểm trường Sài Khao nằm trên núi cao quanh năm sương mù bao phủ.
Đường xá đi lại khó khăn do mưa lũ gây sạt lở đường.

Theo chân cha làm giáo viên

Sinh ra trong gia đình người Mông có 16 người con (10 gái, 6 trai) nên ngay từ nhỏ thầy Hơ Văn Pó (SN 1994, quê xã Pù Nhi, huyện Mường Lát) đã có mong ước lớn lên sẽ làm giáo viên tiểu học để truyền đạt kiến thức cho học sinh vùng cao như mình.

Thầy Pó kể: “Trước đây cha của tôi cũng là giáo viên tiểu học nhưng khi đang tham gia công tác giảng dạy thì phải xin nghỉ giữa chừng để phụ giúp gia đình làm nương rẫy, nuôi con cái vì gia đình tôi quá đông con. Rồi cũng từ lúc đó tôi có ước mơ và quyết tâm sau này sẽ chọn nghề giáo viên để theo chân cha, thực hiện những điều mà cha đang làm dang dở”.

Thầy Hơ Văn Pó theo chân cha mình làm giáo viên tiểu học.

Sau đó nhờ có sự động viên, ủng hộ của gia đình mà chàng thanh niên Hơ Văn Pó thi đậu vào khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Vinh. Sau khi ra trường thì thầy giáo Pó về công tác tại điểm lẻ Sài Khao.

“Học xong lớp 12 thì tôi lập gia đình rồi gác lại mọi chuyện, xa vợ con lên đường đi học đại học. Sau 4 năm học tập, ra trường tôi trở về địa phương và thi tuyển vào giảng dạy ở điểm trường Sài Khao từ năm 2020”, thầy Pó chia sẻ.

Là người Mông nên việc giao tiếp, giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh ở Sài Khao đối với thầy Pó cũng dễ dàng hơn so với các giáo viên khác khi thầy vừa có thể dạy học sinh viết, dịch từ tiếng Mông sang tiếng Việt và ngược lại.

Mong ước giúp học trò vùng cao đổi đời nhờ con chữ

Cũng sinh năm 1994, là người Mông và theo học khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Vinh như thầy Pó, thầy giáo Hơ Pó Sung chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện đặc biệt khi lựa chọn nghề giáo của mình.  

Thầy giáo Hơ Pó Sung trong giờ dạy học

Thầy Sung bộc bạch: “Ban đầu sau khi học hết cấp 3 tôi dự định thi vào ngành lâm nghiệp nhưng sau đó thấy sự khó khăn, thiếu thốn của học sinh trong bản nói riêng, học sinh miền núi nói chung nên tôi quyết định thi vào giáo viên tiểu học để sau này về góp sức cho quê hương. Tôi may mắn được gia đình, người thân ủng hộ hết mình”.

Ra trường năm 2017 thì đến năm 2018, thầy Sung thi tuyển vào ngành giáo dục huyện nhà và được phân công công tác tại Trường Tiểu học Tây Tiến rồi lên điểm lẻ Sài Khao giảng dạy.

“Là người Mông, từ nhà đến điểm trường hơn 40km, tôi hiểu rõ được những khó khăn mà người dân hằng ngày phải trải qua. Dù xa nhà, xa vợ con nhưng đó lại là động lực thúc đẩy những giáo viên cắm bản như tôi công tác tốt hơn”, thầy Sung chia sẻ.

Các thầy giáo "cắm bản" tận tụy truyền đạt kiến thức cho học trò.

Sài Khao là điểm trường nằm trên núi cao nhưng những giáo viên nơi đây luôn vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm bám bản để giảng dạy cho các lớp học trò.

Khác với các giáo viên bản địa người Mông như thầy Sung, thầy Pó có thể giao tiếp dễ dàng với học sinh, phụ huynh, những thầy giáo người Thái lên đây cắm bản lại gặp chút khó khăn.

Thầy Vi Văn Phúc (SN 1984) có nhà cách điểm trường 70km chia sẻ: “Chúng tôi lên đây chỉ biết nỗ lực hết sức để mang con chữ đến với học trò. Bất đồng về ngôn ngữ cũng là vấn đề lớn đối với những giáo viên không phải người H’Mông như chúng tôi, nhưng bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết của người thầy, tất cả vì học trò mà cố gắng hơn nữa”.

Trong khi đó thầy giáo Vi Văn Thuận chia sẻ thêm: “Xa nhà, xa vợ con lên đây cắm bản thiếu thốn nhiều thứ khi trong bản không có những mặt hàng thiết yếu, nhiều lúc muốn mua gì thì phải đi xuống trung tâm hay có những lần về quê thì lại đèo bao gạo, mang theo cân cá khô để có thể làm thức ăn trong tuần. Thế nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ mà chúng tôi càng thêm phần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, vất vả”.

Các thầy giáo ở lại trường, vượt qua điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn.

Hiện nay cả 4 thầy giáo trên đều ở lại điểm trường, cuối tuần mới về nhà một lần, cũng có khi cả tháng mới về thăm nhà, thăm vợ con. Nhiều khi các thầy còn bỏ lỡ công việc gia đình vì không có sóng điện thoại để liên lạc.

Được biết, điểm trường Sài Khao có 91 học sinh ở 5 khối học nhưng hiện nay tại điểm này mới có 3 phòng học kiên cố nên các thầy phải chia buổi để giảng dạy.

Xem thêm một số hình ảnh về công tác dạy và học tại điểm trường Sài Khao:

Trần Nghị

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !