Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam

Ngày tất niên, gia đình nào cũng chuẩn bị bày mâm ngũ quả như một trong những phần quan trọng nhất ngày Tết. Mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam theo truyền thống có sự khác nhau về các loại quả với ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả miền Bắc gồm những quả gì?

Mâm ngũ quả hiểu đơn giản là gồm 5 loại quả khác nhau, nhiều gia đình có thói quen bầy nhiều hơn 5 loại quả nhưng thường là số lẻ nư 7 hoặc 9 loại, mỗi loại quả thông qua màu sắc và tên gọi để tượng trưng cho mong muốn của gia chủ vào ngày Tết.

Dù có đôi chút khác nhau khi lựa chọn loại quả nhưng nhìn chung mâm ngũ quả miền Bắc ngày Tết gồm có các loại quả truyền thống tuân theo quan niệm màu sắc ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Theo đó, mâm ngũ quả kết hợp 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả miền Bắc ngày Tết không thể thiếu nải chuối xanh, quả bưởi, quất. (ảnh minh họa)

Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Mọi người luôn chú ý sắm đủ lễ, đủ loại hoa quả thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

Mâm ngũ quả miền Bắc truyền thống thường có các loại quả phổ biến: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, đào, hồng xiêm, quýt/quất, đu đủ xanh, trứng gà, chùm sung... Sau này, khi hoa quả nập khẩu trở nên phổ biến thì người ta còn thêm vào mâm ngũ quả các loại táo đỏ, nho tím, thậm chí là kiwi.

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung 

Mâm ngũ quả của người miền Trung thường đơn giản hơn. Các gia đình lựa chọn trái cây theo tiêu chí mùa nào thức nấy.

Để bày biện được đẹp, những quả to thường nằm ở dưới, những quả nhỏ nằm ở trên vô cùng tươi ngon, đẹp mắt.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Mâm ngũ quả miền Trung thường là hoa quả theo mùa.

Những quả thường gặp trên mâm ngũ quả miền Trung và ý nghĩa:

Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

 Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

 Đào thể hiện sự thăng tiến.

Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người.

Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý.

Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Thanh long - ý rồng mây gặp hội.

Mâm ngũ quả miền Nam: Cầu - Sung - Vừa - Đủ - Xài

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam thường theo mong muốn “Cầu- sung-vừa-đủ-xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam Cầu - Sung - Vừa - Đủ - Xài.

Khác với văn hóa miền Bắc, người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi bị suy ra ý không tốt như:

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

Ý nghĩa một số loại quả phổ biến trên mâm ngũ quả

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Những mẫu cắm hoa đẹp ngày Tết

Những mẫu cắm hoa đẹp ngày Tết

Đào, thanh liễu, tuyết mai là những loại hoa được yêu thích dịp Tết nhưng để cắm sao cho đẹp nhất thì cần một chút khéo léo.

Ngọc Khánh

Thoát khỏi địa ngục bạo hành sau đám cưới cổ tích làm dâu hào môn

Từ câu chuyện của Thủy Hương, chuyên gia tâm lý cảnh báo, mỗi phụ nữ khi bị bạo hành thì đừng cam chịu. Hãy phá vỡ sự im lặng, tìm đến trợ giúp pháp lý, chuyên gia tâm lý hoặc cơ quan công an để được tư vấn, bảo vệ kịp thời.

Mâm cúng tết Hàn thực 2023 đầy đủ, chi tiết

Ngoài bánh trôi bánh chay, mâm cúng tết Hàn thực còn có thêm hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau…

Tết Hàn thực 2023 là ngày nào?

Tết Hàn thực 2023 diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch, nhằm thứ Bảy ngày 22/4 dương lịch.

Tết Thanh minh cần kiêng kỵ những gì để vạn sự hanh thông

Vào dịp tết Thanh minh, gia chủ không nhất thiết phải chú trọng chuyện mâm cao cỗ đầy nhưng phải biết những điều kiêng kỵ dưới đây để tránh tài lộc tiêu tán, gia đình lục đục.

Bài cúng tết Thanh minh năm 2023

Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt. Vào ngày này, con cháu thường về tảo mộ và làm mâm cúng dâng lên ông bà, tổ tiên.

Mâm lễ cúng tết Thanh minh 2023 đầy đủ nhất

Trong ngày tết Thanh minh, người Việt thường chuẩn bị mâm cúng tại nhà và ngoài mộ kính dâng ông bà, tổ tiên.

Tết Thanh minh 2023 là ngày nào?

Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh. Tết Thanh minh 2023 nhằm ngày 5/4 dương lịch.

Phụ nữ giọng ồm nhu cầu sinh lý cao?

Một số phụ nữ luôn tự ti vì giọng nói ồm ồm như đàn ông của mình. Nhiều người còn trêu đùa rằng những phụ nữ này thường có nhu cầu sinh lý cao hơn bình thường.

Phụ nữ thích 'ồn ào' trong cuộc yêu có phải là bệnh?

Ngoài không gian lãng mạn, âm thanh cũng đóng góp rất nhiều trong việc kích thích ham muốn của các cặp đôi. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn hành vi phát ra tiếng động khi "yêu" liệu có phải bất thường?

Chuyên gia tâm lý mách chị em cách 'trị' chồng vô tâm

“Em bị ngã, dắt xe về đến cổng thì chồng chạy ra hỏi: “Thế cái xe có làm sao không?”. Em bước vào nhà mà nước mắt không ngừng rơi vì sự vô tâm của anh ấy”, chị Minh buồn rầu kể với chuyên gia tâm lý.

Đang cập nhật dữ liệu !