Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.
Theo IDF Diabetes Atlas, 537 triệu người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 9 trên toàn cầu với 6,7 triệu ca (năm 2021).
Bệnh tiểu đường tốn kém 966 tỷ USD cho y tế - 9% tổng chi tiêu toàn cầu cho chăm sóc sức khỏe. 44% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa được chẩn đoán (240 triệu).
Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tình trạng này thường liên quan đến các yếu tố lối sống, mặc dù cũng có thể do di truyền. Điều này đồng nghĩa, có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách thực hiện một số thay đổi nhất định đối với chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.
Theo các chuyện gia, bỏ một thói quen cụ thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) và Đại học Newcastle (Anh) đã hợp tác để khuyến khích mọi người bỏ thuốc lá vì lý do trên.
Theo đó, bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 từ 30 đến 40%. Các nhà khoa học giải thích: "Bỏ hút thuốc không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mà còn cải thiện đáng kể việc kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng ở các bệnh nhân”.
Theo Express, bằng chứng cho thấy hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa; làm chậm quá trình lành vết thương; tăng nguy cơ cắt cụt chi dưới gây gánh nặng đáng kể cho hệ thống y tế.
Giáo sư Akhtar Hussain, Chủ tịch IDF, cho biết: "Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế kêu gọi các chính phủ đưa ra các biện pháp chính sách nhằm hạn chế người dân hút thuốc và loại bỏ khói thuốc khỏi tất cả các không gian công cộng”.
Bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng cơ thể gặp vấn đề khi điều chỉnh và sử dụng đường làm nhiên liệu, dẫn đến quá nhiều đường lưu thông trong máu. Lượng đường huyết cao dễ dẫn đến rối loạn hệ tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển chậm. Một người có thể mắc bệnh nhiều năm mà không hề biết. Triệu chứng khi bộc lộ bao gồm cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, nhìn mờ, vết thương lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên, tê hoặc ngứa ran ở tay chân, da sẫm màu (nách, cổ),
Tin đồn và sự thật về tác động sức khỏe của ‘vua trái cây Việt Nam’Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng dính một số tin đồn như chứa nhiều cholesterol, có thể gây nguy hiểm khi dùng cùng lúc với bia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.