Bộ GD&ĐT chỉ đạo tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh di chuyển cư trú do dịch bệnh

Sau thời gian “mắc kẹt” tại các khu vực giãn cách xã hội, nhiều học sinh, trẻ em mầm non cùng gia đình từ các tỉnh, thành phố di chuyển về cư trú tại địa phương gặp khó khăn trong việc chuyển nơi học.

Hiện nay, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, người dân có thể đi lại thuận tiện hơn, đa phần những gia đình lao động tự do chọn cách di chuyển về quê - địa phương nơi sinh sống. Do năm học mới đã bắt đầu được hơn 1 tháng, nhiều gia đình gặp không ít khó khăn về việc chuyển trường cho con.

Dịp nghỉ hè, anh Ngô Thanh Hưng (Hưng Yên) đưa con lên Hà Nội chơi với ông bà, sau đó bị ''mắc kẹt'' tại Hà Nội gần 2 tháng nay.

Trong khi Hưng Yên tiến hành dạy học trực tiếp hơn 1 tháng qua thì tại Hà Nội con anh Hưng phải xin học trực tuyến ở một trường gần nhà ông bà.

“Sự chênh lệch kiến thức trong việc ở quê và thành phố khiến con tôi khá đuối khi học theo lớp trực tuyến ở Hà Nội.

Hiện nay Hà Nội cũng nới lỏng giãn cách. Hưng Yên quê tôi cũng tiếp nhận người từ Hà Nội về với những yêu cầu riêng. Tôi muốn đưa con về, thực hiện cách ly tại nhà để sau đó con có thể đến trường học trực tiếp với các bạn chứ học trực tuyến kéo dài mãi tôi cũng rất lo lắng.

Tuy nhiên, các bạn học được hơn 1 tháng cũng có điểm kiểm tra 15 phút các môn, còn con tôi học trực tuyến ở Hà Nội lại chưa có điểm gì cả”, anh Hưng băn khoăn.

{keywords}
Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, Bộ GD&ĐT yêu cầu tạo điều kiện học tập cho học sinh di chuyển về cư trú tại địa phương.

Trong thời gian giãn cách phòng dịch, nhiều người dân lao động không thể bám trụ tại thành phố đã quyết định đưa cả nhà về quê, thời gian gấp gáp, nhiều trường đã hết hạn tuyển sinh nên các gia đình cũng gặp khó khăn khi xin cho con đi học.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết hiện nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sớm ổn định, tiếp tục học tập tại địa phương nơi cư trú, đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường nơi học sinh chuyển đến chủ động, tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận học sinh vào học tập, đồng thời phối hợp với nhà trường nơi học sinh chuyển đi sớm hoàn thành thủ tục chuyển trường theo quy định.

Cùng với đó, nhà trường chủ động bố trí xếp lớp cho học sinh học tập theo đúng đối tượng; tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh chuyển đến để kịp thời đáp ứng yêu cầu học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở GD&ĐT báo cáo về Bộ GD&ĐT để được hướng dẫn giải quyết.

Hoàng Thanh

Hai học sinh trường chuyên lộ clip nhạy cảm

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã yêu cầu nhà trường báo cáo, xử lý vụ việc rò rỉ clip có hình ảnh nhạy cảm của 2 học sinh trường chuyên.

Học sinh lớp 5 trả lại gần 100 triệu đồng nhặt được

Hai học sinh Trường tiểu học Phú Ngọc B (huyện Định Quán, Đồng Nai) nhặt được giỏ xách, trị giá tài sản khoảng 100 triệu đồng, đã giao trả lại cho người đánh rơi.

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Đang cập nhật dữ liệu !