Biến động túi tiền các tỷ phú Việt giàu nhất: Người rớt hạng, người đại thắng chục nghìn tỷ
Mặc dù nhiều mã cổ phiếu lớn có sự điều chỉnh về giá trong tuần vừa qua nhưng nhìn lại 22 phiên giao dịch của tháng 10, có thể thấy hầu hết các mã đều tăng giá so với thời điểm cuối tháng liền trước
Trong số đó, đáng kể nhất phải kể đến những con “sóng lớn” như MSN và VIC, giúp cho các tỷ phú chứng khoán củng cố thêm vị trí vững chắc trên bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàng chứng khoán.
Cụ thể, giá cổ phiếu VIC của Vingroup tăng 17% trong tháng 10, lên mức cao nhất trong năm 2020 là 106.500 đồng/cp. Theo đó, ông chủ của Tập đoàn Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tích lũy thêm 28,751 nghìn tỷ đồng vào khối tài sản trị giá 204,137 nghìn tỷ đồng, tiếp tục bỏ xa phần còn lại với ngôi vị người giàu nhất sàn chứng khoán.
Cùng với đó, các nhà đầu tư bỏ vốn vào mã cổ phiếu MSN hẳn đang rất mãn nguyện với quyết định của mình khi cổ phiếu của Masan Group tăng phi mã 54% chỉ sau một tháng giao dịch.
Kết thúc tháng 10, MSN đóng cửa ở mức giá 84.000 đồng/cp sau 4 phiên liên tiếp không tăng. Chừng đó là quá đủ để bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh – Nguyễn Đăng Quang lần lượt vượt qua ông Trần Đình Long rồi bà Nguyễn Thị Phương Thảo trong bảng xếp hạng top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Theo thống kê, chỉ riêng việc MSN tăng giá trong tháng 10 vừa qua cũng đã giúp cho Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh bỏ túi 7,270 nghìn tỷ đồng và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang bỏ túi 7,414 nghìn tỷ đồng.
Biến động túi tiền các tỷ phú Việt giàu nhất: Người rớt hạng, người đại thắng chục nghìn tỷ |
Mặc dù vậy, chiều ngược lại, cổ phiếu TCB của Techcombank giảm giá 5,5% trong tháng qua cũng đã kéo bớt đà tăng tài sản của hai tỷ phú. Kết thúc tháng 10, tổng giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang tại TCB và MSN lần lượt là 21,612 nghìn tỷ đồng và 21,387 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đã chính thức vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo để nắm giữ hai vị trí thứ hai trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Không chỉ bị đánh mất vị trí người giàu thứ hai sàn chứng khoán đã nắm giữ liên tục trong vài năm gần đây, Madam Thảo còn là người duy nhất ghi nhận mức sụt giảm về tài sản sau khi kết thúc tháng 10.
Việc cổ phiếu HDB của HDBank và VJC của Vietjet Air lần lượt giảm 0,4% và 3,2% khiến giá trị tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 683 tỷ đồng trong tháng 10, còn lại 21,334 nghìn tỷ đồng, khiến bà tụt một bậc và đứng thứ ba trong danh sách những tỷ phú chứng khoán Việt.
Trong những phiên sắp tới, dự kiến sẽ có màn so kè hấp dẫn giữa bà Thảo và ông Hùng Anh khi hiện tại khoảng cách giữa hai người chỉ là 06 tỷ đồng. Nhưng nếu sóng MSN tiếp tục duy trì trong tháng 11, thì chứ biết những biến động khoảng cách sẽ ra sao. Hiện tại chênh lệnh tài sản thông qua cổ phiếu giữa vị trí thứ 3 của madam Thảo và vị trí thứ tư của ông Hồ Hùng Anh đang là 220 tỷ đồng.
Người còn lại trong top 5, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát Group – cũng kịp bỏ túi 2,9 nghìn tỷ đồng sau khi kết thúc tháng 10 nhờ việc cổ phiếu HPG tăng giá 16%.
Hiện giá trị cổ phiếu HPG do ông Long nắm giữ đã đạt mức 21,385 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy những phiên giao dịch đầu tháng 11 sẽ hấp dẫn bởi có thể có thêm sự xáo trộn tiếp theo khi khoảng cách giữa ông Long và ông Quang chỉ vỏn vẹn 02 tỷ đồng.
Tiếp theo là nhóm tiện ích cộng đồng và công nghệ thông tin cùng với mức giảm 4,1%, chủ yếu do mức giảm của trụ cột trong nhóm là GAS (-4,2%), POW (-8,7%)... và FPT (-4,5%), CMG (-3,1%)...
Nhóm dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% giá trị vốn hóa do áp lực từ trụ cột trong ngành là VJC (-3,9%), HVN (-3,7%), SCS (-4,3%)...
Các nhóm ngành khác đều có mức suy giảm như công nghiệp (-3,2%), tài chính (-2%), nguyên vật liệu (-2%), hàng tiêu dùng (-2%), dầu khí (-1,8%), dược phẩm và y tế (-1%)...
Hiền Anh