Việt Nam “đặt hàng” học giả quốc tế 3 vấn đề lớn về Biển Đông

Sau 2 ngày làm việc tích cực, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần 6 đã bế mạc chiều 18/11 tại Đà Nẵng với 3 vấn đề lớn được "đặt hàng" cho các học giả quốc tế tiếp tục nghiên cứu, làm rõ

Với gần 40 tham luận và hơn 80 ý kiến thảo luận xoay quanh chủ đề chính “Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, các đại biểu trong nước và quốc tế đã thảo luận làm rõ các nhân tố tác động tới tình hình Biển Đông như vai trò của nhà nước, các thực thể phi nhà nước, các lực lượng quân sự và phi quân sự, vai trò của lợi ích an ninh, kinh tế, môi trường của các bên đối với diễn biến tình hình Biển Đông gần đây.

Việt Nam “đặt hàng” học giả quốc tế 3 vấn đề lớn về Biển Đông - ảnh 1

Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu bế mạc hội thảo (Ảnh: HC)

Đồng thời, Hội thảo cũng tập trung phân tích xu thế chuyển động trong quan hệ quốc tế và quan niệm khu vực về trật tự hàng hải, triển vọng áp dụng các khuôn khổ pháp lý quốc tế về các vùng lãnh thổ, vùng biển, đáy biển và vùng trời để giảm thiểu khác biệt và giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao nêu rõ, tại hội thảo lần này, vấn đề Biển Đông đã được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau như địa chính trị, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế. Nhiều đóng góp tâm huyết, rất có giá trị từ các học giả trong và ngoài khu vực đã được đưa ra nhằm giúp tăng cường hiểu biết, lòng tin và hợp tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung ở Biển Đông.

“Chúng tôi tin tưởng các khuyến nghị và ý kiến đóng góp tâm huyết đó sẽ được chuyển tới các bên hữu quan, các cơ quan chức năng qua các kênh và con đường khác nhau, để biến các mong muốn và ý nguyện chung của chúng ta thành hiện thực” – Đại sứ Đặng Đình Quý nói. 

Đồng thời ông nêu lên một số chủ đề lớn và mới nổi lên trong quá trình thảo luận mà ý kiến còn khác nhau với hy vọng các học giả sẽ tiếp tục đầu tư suy nghĩ để góp phần làm rõ và trao đổi kỹ hơn trong thời gian tới.

Theo đó, những biến chuyển to lớn ở phạm vi toàn cầu và khu vực đang tác động trực tiếp và gián tiếp tới nhận thức, lợi ích, chiến lược và chính sách của tất cả các bên ở Biển Đông, tạo ra rất nhiều “khoảng mờ” trong không gian địa chính trị ở Biến Đông, làm gia tăng nghi kỵ và nguy cơ rủi ro tính toán sai lầm, nhất là sai lầm về chiến lược, với các hệ lụy khó lường.

Do vậy, Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị các học giả tiếp tục giúp minh bạch hóa môi trường chiến lược ở Biển Đông; tiếp tục đóng góp giúp các bên liên quan, nhất là các nhà hoạch định chính sách, dư luận báo chí nhận thức rõ hơn các biến động địa chiến lược mới, các động lực, lợi ích và lực lượng mới đang tác động tới tình hình Biển Đông hiện nay, giúp tránh các nhận thức chưa chính xác, giảm thiểu các tính toán sai lầm và các nguy cơ tiềm tàng.

Việt Nam “đặt hàng” học giả quốc tế 3 vấn đề lớn về Biển Đông - ảnh 2

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: HC)

Về vấn đề hiện trạng và cách giữ nguyên trạng ở Biển Đông, Đại sứ Đặng Đình Quý nêu rõ, trong môi trường đầy biến động hiện nay, việc giữ nguyên trạng và kiềm chế không thực hiện các hành vi làm xấu thêm tình hình cần được hết sức coi trọng nhằm kiểm soát hữu hiệu tình hình Biển Đông. Vì vậy ông bày tỏ hy vọng các học giả tiếp tục giúp làm rõ hiện trạng đó, không chi hiện trạng của các thực thể trên biển đang có tranh chấp mà còn là hiện trạng môi trường, tài nguyên.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh: “Việc hiểu rõ các điểm này sẽ giúp các quốc gia hiểu rõ hơn xem cần phải giữ “nguyên trạng” nào, hợp tác ra sao để giữ nguyên trạng đó, và các tác động sâu rộng và lâu dài đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông của việc phá vỡ nguyên trạng này”.

Điểm mấu chốt thứ 3 mà Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị các học giả trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư suy nghĩ là hiểu rõ và thống nhất “luật chơi” chung ở Biển Đông. Tại hội thảo, các đại biểu đều chia sẻ nhu cầu làm làm rõ và thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, coi đó là “luật chơi” chung của các bên ở Biển Đông. Việc tuân thủ “luật chơi chung” là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở Biển Đông.

Nhiều học giả đã cảnh báo tác hại và cái giá đắt đỏ của việc thiếu tuân thủ các nguyên tắc và luật chơi chung, nhất là luật pháp quốc tế, kể cả với các siêu cường. Cuộc hội thảo đã dành hai phiên thảo luận về các vấn đề pháp lý để làm rõ hơn, diễn giải cụ thể hơn theo chiều hướng tích cực, xây dựng hơn các điều khoản của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Tuy vậy còn nhiều ý kiến khác nhau, bao gồm cả quy chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông, cách hiểu và áp dụng các quy chế pháp lý đó ở những vùng biển và vùng trời có tranh chấp. 

Do đó Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị các học giả tiếp tục trao đổi, hợp tác, và đăng tải các bài viết làm rõ hơn các quy chế pháp lý đó, đối chiếu với các hành động trên thực tiễn của tất cả các bên có liên quan nhằm chỉ rõ nhưng việc làm phù hợp với luật pháp quốc tế cần được khuyến khích, và những việc làm chưa phù hợp cần được kiểm soát tốt hơn, thậm chí phải ngăn chặn. 

Khẳng định hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các bên liên quan, cộng đồng quốc tế có lợi ích và trách nhiệm chung trong việc kiểm soát, làm giảm nhiệt tranh chấp, không để các căng thẳng ở đây tái diễn hoặc lặp lại, Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ: “Với nhận thức chung một trật tự trên biển dựa trên các nguyên tắc của pháp luật, các chuẩn mực ứng xử được thừa nhận rộng rãi sẽ góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định bền vững hơn một trật tự dựa trên sức mạnh, tôi hy vọng các cuộc thảo luận của chúng ta để củng cố, xây dựng trật tự pháp lý sẽ được đẩy mạnh thời gian tới!”.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !