Vẫn “gượng ép” đưa những nguyên tắc “cứng nhắc” vào Luật biển và hải đảo?

Hiện nay, nhìn một cách tổng thể thì chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất và biển và hải đảo chưa được Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo thể chế hóa theo đúng nghĩa của nó.

Dựa vào tình hình thực tế, trên cơ sở xem xét bản chất, đặc trưng chủ yếu, quan điểm và mục tiêu tổng thể nói trên, có thể xác định một số nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo như sau:

Bảo đảm nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển, hải đảo; các địa phương quản lý biển và hảo đảo trong thẩm quyền được phân công trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý tổng hợp biển và hải đảo.

Đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo.

Đảm bảo quyền lợi và lợi ích biển quốc gia trong quá trình triển khai công tác quản lý, khai thác, sử dụng biển, vùng ven biển và hảo đảo.

Ưu tiên các lợi ích tổng thể, toàn diện và dài hạn trong quá trình khai thác, sử dụng biển và hải đảo.

Bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, điều kiện sinh thái biển và đảm bảo an sinh xã hội biển, đảo và vùng ven biển.

Cần cụ thể hóa luật biển

Bên cạnh đó, cần quản lý và giảm thiểu các xung đột không gian trong các hoạt động khai thác, sử dụng biển của các ngành, tổ chức và cá nhân dựa trên cơ sở tuân thủ kế hoạch quản lý biển theo không gian, bảo đảm công cụ quy hoạch không gian biển phải được thực hiện ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển và phải đi trước các hành động phát triển.

Tôn trọng quyền hưởng thụ và đảm bảo công bằng xã hội trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển.

Tổ chức, cá nhân gây tổn thất về tài nguyên và tổn hại về môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo phải chịu trách nhiệm pháp lý và hoàn nguyên môi trường biển cho hành vi thiếu trách nhiệm của mình.

Tạo sự thuận lợi và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng của các dân cư ven biển, trên hải đảo, người lao động trên biển và quá trình quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Tích cực, chủ động trong hợp tác quốc tế về biển, trong thực hiện cam kết quốc tế về biển để tham gia và góp phần giải quyết các vấn đề quan tâm chung của thế giới như phòng chống và giảm thiểu rủi ro, thiên tai.

Có thể nói những vấn đề quan trọng của quản lý và tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo đã một phần được luật hóa một cách rõ ràng. Việc thể chế hóa quyền tiếp cận của người dân đối với biển là một trong những điểm sáng của luật được các nhà nghiên cứu và dư luận đánh giá cao.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất và biển và hải đảo chưa được Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo thể chế hóa theo đúng nghĩa của nó.

Sự “né tránh” và chỉ đưa “gượng ép” vào luật những nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo gây cảm giác “hình thành một lĩnh vực đơn ngành mới – tài nguyên và môi trường biển” tương tự như các ngành hiện có (dầu khí, thủy sản, du lịch, hàng hải).

Chính điều này sẽ tạo nên sự chồng chéo và lãng phí trong thời gian tới. Thực tế, qua vụ cá chết hàng loạt liên quan đến “Formosa” vừa qua ở vùng biển ven bờ 4 tỉnh miền Trung ( Hà Tĩnh, Huế) đã chỉ ra phương thức quản lý liên ngành chưa thực sự phát huy tác dụng.

Hiện nay, vùng biển ven bờ của Việt Nam tập trung tới 2.500 đảo lớn nhỏ và nhiều cụm đảo cáo giá trị du lịch cao. Đó là chưa kể nguồn thủy hải sản hàng năm mà nguồn lợi từ biển đem lại. Chính vì thế, để phát triển kinh tế biển một cách bền vững chúng ta cần thống nhất lại các phương thức quản lý từ địa phương và cụ thể hóa tất cả những điều đó trong luật để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !