Trung Quốc trơ trẽn công khai hoạt động độc chiếm Biển Đông

Trung Quốc đang dần khẳng định việc nạo vét, khai hoang và xây dựng trái phép trên Biển Đông là nhằm phục vụ mục địch quân sự đồng thời tiết lộ tham vọng độc chiếm kiểm soát vùng biển chiến lược này.

National Interest cho hay dù vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế trước hành động ngang nhiên mở rộng diện tích khai hoang, nạo vét tại các khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc vẫn không chịu từ bỏ tham vọng độc chiếm vùng biển chiến lược này. 

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, "việc đẩy mạnh quân sự hóa trên các quần đảo và bãi đá ở Biển Đông của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”. Để dẫn chứng, ông Carter đã đưa ra hàng loạt bức ảnh vệ tinh do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) thu thập, mô tả quá trình Trung Quốc tiến hành nạo vét và xây dựng trái phép trên bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. 

Trung Quốc trơ trẽn công khai hoạt động độc chiếm Biển Đông - ảnh 1

Bứcảnh vệ tinh do CSIS công bố, tố cáo Trung Quốc nạo vét, xây dựng trái phép trênbãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong một tuyên bố hôm 9/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng đã nhắc tới sự việc trên. Thậm chí, bà Hoa ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền không tranh cãi” đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển xung quanh. Bà Hoa khẳng định hoạt động xây dựng của Trung Quốc hiện nay là “hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật”. Đáng nói, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng “hoạt động xây dựng này chủ yếu phục vụ mục đích dân sự nhưng cũng sẽ phục vụ hoạt động tăng cường năng lực phòng thủ quân sự cho nước này”. 

Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc chính thức lên tiếng công bố về các hoạt động khai hoang trên Biển Đông là một phần phục vụ mục đích quân sự. 

Trước đó, hồi tháng 9/2014, khi phóng viên hỏi liệu rằng hành động cải tạo bồi đắp quy mô lớn trên Biển Đông là nhằm phục vụ mục đích quân sự hay thương mại, bà Hoa nói: “Như tôi biết, hoạt động xây dựng của Trung Quốc đang diễn ra trên các hòn đảo, chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện công ăn việc làm và đời sống cho người dân định cư trên đảo”. 

Tới tháng 11/2014, bà Hoa cũng một lần nữa đưa ra tuyên bố mang nội dung như trên nhưng nói thêm rằng, hoạt động cải tạo đất cũng nhằm "cải thiện điều kiện sống cho các quân nhân đóng quân trên đảo, để họ có thể thực hiện sứ mệnh tìm kiếm và cứu nạn”. 

Tới ngày 9/4 năm nay, bên cạnh việc tiết lộ kế hoạch sử dụng các tiền đồn trên Biển Đông để phục vụ mục đích quân sự bí mật, bà Hoa đã nói chi tiết hơn về các mục đích dân sự sắp diễn ra trên những hòn đảo nhân tạo này. 

Theo bà Hoa, Trung Quốc đang cải thiện chức năng của các hòn đảo và bãi đá để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng phụ trách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải cũng như các lợi ích quốc gia. Ngoài ra, quá trình nâng cấp điều kiện trên các đảo sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng tìm kiếm và cứu nạn kết hợp với cộng đồng quốc tế, ngăn thảm họa thiên nhiên, làn sóng di cư, nghiên cứu hải dương, đặt các đài khí tượng, bảo vệ môi trường, duy trì an ninh hàng hải, ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. 

Bà Hoa nói thêm rằng các cơ sở hạ tầng dân sự sẽ cung cấp các dịch vụ trợ giúp Trung Quốc và những quốc gia láng giềng cũng như các tàu thuyền quốc tế đi qua khu vực Biển Đông. 

Trên thực tế, đây chỉ là những lời biện bạch mà phía Trung Quốc đưa ra để che đậy tham vọng độc chiếm Biển Đông thông qua hành động xây các hòn đảo nhân tạo và nhiều công trình tại những khu vực đang tranh chấp chủ quyền với các quốc gia láng giềng. Điều đáng nói, không chỉ phía chính phủ và quân đội Trung Quốc mà cả các nhà nghiên cứu nước này cũng đưa ra những lập luận ủng hộ hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông. 

Trung Quốc trơ trẽn công khai hoạt động độc chiếm Biển Đông - ảnh 2

Trung Quốc xâymột đường băng dài hơn 3 km trên đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong một bài báo đăng trên website hãng tin China News Agency hôm 8/3, Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Yin Zhuo cho rằng cần triển khai lắp đặt các trạm radar cỡ lớn trên Biển Đông để phục vụ hoạt động viễn thông và kiểm soát. Dựa vào sự kiện chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích bí ẩn từ ngày 8/3/2014 tới nay, Thiếu tướng Yin cho rằng cần tăng cường năng lực tìm kiếm và cứu hộ để nhanh chóng phản ứng trước các vụ tại nạn hàng không và hàng hải trên Biển Đông. 

Thậm chí, phản ứng trước lời cáo buộc từ phía Philippines về việc Trung Quốc đang gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho quần thể san hô ở Biển Đông, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh vẫn khăng khăng khẳng định Bắc Kinh đã “tiến hành đánh giá khoa học và kiểm nghiệm khắt khe để tránh gây phá hủy hệ sinh thái trên Biển Đông”.

Cái cớ tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường xung quanh trước khi khai hoang, nạo vét trên Biển Đông của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gây áp lực không nhỏ đối với cộng đồng quốc tế trong các tuyên bố phản đối Bắc Kinh. Tuy nhiên, ASEAN đang cân nhắc việc yêu cầu Trung Quốc chia sẻ những kết quả nghiên cứu trên Biển Đông mà nước này từng khẳng định đã tiến hành trước đó.  

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của CSIS đã xác nhận việc Trung Quốc cho xây dựng một đường băng dài hơn 3 km trên đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bước đi này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng theo dõi và kiểm soát không phận trên Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ không từ bỏ ý định thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” trên Biển Đông tương tự như trên biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !