"Siêu tàu" Trung Quốc vét sạch cá thế giới

2.600 "siêu tàu" đánh cá của Trung Quốc đang càn quét đến cạn kiệt nguồn cung hải sản trên thế giới

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính 90% ngư trường trên thế giới đang bị đánh bắt quá mức và Trung Quốc là "thủ phạm" chính.

Tàu thuyền tại TP Chu San - Trung Quốc ra khơi đánh bắt. Ảnh: ABC NEWS

Chính phủ trợ cấp

Cuộc đời của ông Lin Jianchang ở Trung Quốc đã gắn liền với nghề đánh cá kể từ khi mới sinh ra. Thế nhưng, công việc này đang ngày càng trở nên khó khăn một cách đáng ngại.

Thuyền trưởng 54 tuổi này bộc bạch: "Khi mới vào nghề, chúng tôi có thể chất đầy cá trên thuyền chỉ trong vòng 1 giờ. Chúng tôi không thể di chuyển bởi cá ở khắp mọi nơi. Giờ thì cá ngày càng thưa thớt hơn và hiếm khi bắt được con to".

Lời kể của vị thuyền trưởng họ Lin phần nào phản ánh tình trạng chung của nghề cá trên khắp thế giới đang rơi vào khủng hoảng. FAO ước tính 90% ngư trường đang bị đánh bắt quá mức và Trung Quốc là tác nhân chính gây ra tình trạng này.

Trải qua thời gian dài phát triển, Trung Quốc nay sở hữu đội tàu đánh bắt sâu dưới đáy biển lớn nhất thế giới, khai thác các nguồn tài nguyên thủy sản trên các đại dương toàn cầu. Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ cho đội tàu với nỗ lực đáp ứng nhu cầu hải sản khổng lồ của người dân, vốn chiếm 1/3 lượng tiêu thụ toàn thế giới.

Tại thành phố cảng Chu San ở bờ biển phía Đông Trung Quốc, khoảng 500 tàu đánh cá đua nhau ra khơi trong ngày đầu tiên của mùa vụ. Thế nhưng, mỗi mùa đi biển mới lại chật vật hơn các mùa trước. Đội tàu đi ngày càng xa hơn và phải lưu lại lâu hơn trên đại dương để có một mẻ cá đầy. Vùng biển quanh Trung Quốc gần như không còn cá nhưng đội tàu đánh bắt thương mại vẫn được duy trì quy mô lớn. Với khoảng 200.000 tàu thuyền, đội tàu cá Trung Quốc chiếm gần 1/2 hoạt động ngư nghiệp trên thế giới.

Khi hơn 10 tàu quay về Chu San sau chuyến đánh bắt đầu tiên, mẻ cá của họ tương đối khá nhưng chưa bằng một nửa sản lượng thu được trong các chuyến ra khơi vào những năm trước. Trong khi đó, các tàu thuyền nhỏ hầu như chỉ bắt được cá tạp - loại không giá trị và thường được sử dụng để làm thức ăn cho động vật hay trong các trang trại thủy sản.

Giống hầu hết ngư dân ở Chu San, điều duy nhất giúp ông Lin và các thuyền viên tiếp tục ra khơi là khoản trợ cấp từ chính phủ. "Chi phí dầu diesel và sửa chữa tàu tốn 200.000 nhân dân tệ (tương đương 40.000 USD). Chính phủ trợ cấp cho tôi hơn 100.000 nhân dân tệ" - thuyền trưởng Lin cho hay. Trong 4 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã chi 28 tỉ USD trợ cấp cho các đội tàu đánh cá. Khoản trợ cấp này có thể giúp nhiều ngư dân không bị thất nghiệp nhưng việc đánh bắt quá mức đang đe dọa hệ sinh thái đại dương.

Không đủ và quá trễ

Ông Wang Dong, thuyền trưởng một chiếc tàu nhỏ, cho biết Trung Quốc có tới 2.600 "siêu tàu" đánh cá bằng lưới rà khiến những tàu thuyền nhỏ khó có thể sinh sống và đang dần "hút cạn" nguồn hải sản. Ông Li Wen Long, Tổng Giám đốc Công ty Đánh cá Chu San phụ trách an toàn và quy định cho tàu cá tại thành phố, cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành giải pháp 3 bước, gồm: kéo dài thời hạn cấm đánh cá, thả nhiều cá con hơn và bắt đầu giảm số lượng tàu thuyền hoạt động".

Dù vậy, chính quyền Trung Quốc thừa nhận rất khó để kiểm soát các tàu lớn ngoài khơi. Dù có nhiều luật và hình phạt mới cứng rắn hơn nhưng các tàu thường không khai báo đầy đủ hoặc không ghi chép sản lượng đánh bắt.

Nhiều chuyên nhận định đã quá trễ và quá ít biện pháp cứu nguồn cung hải sản thế giới. Bà Zhou Wei, Giám đốc dự án biển thuộc Tổ chức Hòa Bình Xanh ở khu vực Đông Á, lo ngại: "Chúng ta đã mất 2/3 số cá săn mồi lớn. 90% trữ lượng cá trên thế giới bị khai thác triệt để và quá mức. Tàu thuyền đánh bắt tiếp tục sử dụng các phương pháp đánh bắt tiêu diệt, phá hoại nguồn cá trong nước".

Theo đài ABC (Úc), những tàu lưới rà lớn đang nhắm vào vùng biển ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Tây Phi không chỉ hủy hoại trữ lượng cá mà còn tác động tiêu cực đến các cộng đồng nghèo khó sống dựa vào nghề đánh bắt hải sản. Tổ chức Hòa Bình Xanh Đông Á gần đây đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các tàu đánh cá "khủng" ở Tây Phi.

Bà Zhou nhấn mạnh: "Bảy triệu người tại khu vực này sống dựa vào ngành đánh bắt cá để có việc làm và thu nhập trong khi số người dùng cá để làm thức ăn và chất đạm còn nhiều hơn thế. Đối với người dân địa phương, ngư nghiệp là kế sinh nhai nhưng đối với đội tàu đánh cá công nghiệp thì đó là công việc kinh doanh".

Nhu cầu tiêu thụ tăng thúc đẩy cuộc khủng hoảng. Sự giàu có ở Trung Quốc tăng lên đồng nghĩa với việc hải sản - vốn từng được xem là xa xỉ phẩm - giờ được sử dụng rộng rãi. Trước việc tính bền vững về nghề cá chưa được nhận thức đầy đủ tại Trung Quốc, các nhà bảo tồn cảnh báo những chiến dịch tuyên truyền là rất cần thiết. Nhiều chuyên gia lo ngại nếu Trung Quốc và một số nước không thay đổi mô hình khai thác thì thế hệ sau sẽ không còn hải sản mà ăn.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !