Ổn định ở Biển Đông: Không nên đánh giá thấp vai trò các cơ quan tài phán

Việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển có thể đang đối mặt với một vài thách thức nhất định, nảy sinh cả từ các Quốc gia và từ trong chính các cơ quan tài phán.

Khung cảnh buổi hội thảo.

Trong bài phát biểu tại hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 9 đang diễn ra tại TP.HCM, nguyên Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) – Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn đã có những chia sẻ đáng chú ý về vai trò của tòa trong tranh chấp.

Mở đầu bài nói, ông Golitsyn nhấn mạnh rằng mình muốn đề cập về vai trò của các cơ chế tài phán quốc tế nói chung trong việc nâng cao vai trò và phát triển luật pháp quốc tế, trước khi trình bày cụ thể các đóng góp của Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Theo ông, trong lịch sử, khái niệm thượng tôn luật pháp quốc tế luôn được gắn liền với việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tư pháp. Sự hình thành các cơ quan tài phán quốc tế là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển nguyên tắc thượng tôn luật pháp quốc tế, và sự ra đời của Tòa ITLOS là một bước quan trọng trong quá trình này.

Đồng thời ông Golitsyn cho rằng việc thông qua Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, theo đó thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc, cũng là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển hệ thống tư pháp quốc tế. Việc đạt được đồng thuận đối với mục 2 Phần XV của Công ước, theo đó quy định thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc đưa ra các phán quyết ràng buộc, là một thành tựu lớn của Công ước.

Theo điều 287 của Công ước, các Quốc gia Thành viên của Công ước sẽ được chọn các thủ tục giải quyết tranh chấp nảy sinh theo Công ước. Quốc gia có nghĩa vụ đệ trình  tranh chấp của mình ra một trong các thủ tục được quy định theo Công ước, với một số ngoại lệ cụ thể.

Nếu như hai Quốc gia lựa chọn các thủ tục giải quyết tranh chấp khác nhau, cơ chế mặc định được lựa chọn sẽ là trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước. Tuy nhiên, ngay cả khi trọng tài theo Phụ lục VII được sử dụng bởi một bên trong tranh chấp, các bên vẫn có thể đồng ý chuyển tranh chấp của mình sang Tòa ITLOS.

Vào tháng 12/1997, Tòa ITLOS đã tiến hành giải quyết tranh chấp đầu tiên, kể từ đó, các vụ kiện được nộp ra Tòa đã ngày càng đa dạng và Tòa đã giải quyết rất nhiều loại tranh chấp biển, bao gồm các tranh chấp liên quan đến biên giới biển, bắt giữ tàu, đánh bắt cá và lưu kho. Thông qua các phán quyết của mình, Tòa đã đóng góp vào tiến trình phát triển luật pháp quốc tế và đã củng cố được vị trí của mình như một diễn đàn chuyên trách về giải quyết hòa bình tranh chấp nảy sinh theo Công ước.

Theo ông, nhiệm vụ  của Tòa ITLOS trong giải quyết tranh chấp biển và đóng góp vào sự phát triển của luật quốc tế cũng được thể hiện trong bối cảnh của khái niệm đương đại về quản trị biển quốc tế. Mặc dù khó có thể xác định rõ một định nghĩa duy nhất về quản trị biển quốc tế, song khái niệm này có thể hiểu khái quát là một quá trình bao gồm tất cả các chính sách và hành động liên quan và có liên quan tới biển, bao gồm việc quản lý và sử dụng tài nguyên biển.

Các cơ quan tài phán là yếu tố quan trọng trong quá trình quản trị biển với việc đưa ra những hướng dẫn có căn cứ liên quan tới khái niệm luật biển quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của tòa ITLOS, với những nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Công ước. Khi thực hiện những nhiệm vụ này, tòa ITLOS đã dần phát triển thành một cơ quan về khoa học luật pháp, đóng góp vào sự phát triển tiến bộ của luật biển và quản trị biển quốc tế.

Tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động tại Biển Đông.

Gắn với tình hình thực tế tại Biển Đông, ông Golitsyn cho rằng khi thảo luận về các biện pháp duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực này, vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế “không nên bị đánh giá thấp”.

Tuy nhiên, ông nhận định rằng việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển có thể đang đối mặt với một vài thách thức nhất định, nảy sinh cả từ các Quốc gia và từ trong chính các cơ quan tài phán. Do vậy khả năng đóng góp của các cơ quan tài phán vào hòa bình và ổn định sẽ phụ thuộc vào lập trường của nhiều bên trong hệ thống giải quyết tranh chấp này.

Ông khẳng định giá trị của tòa án và tòa trọng tài trong giải quyết các tranh chấp biển, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều tranh chấp đang được đưa ra giải quyết, tuy nhiên ông lưu ý rằng khi giải quyết tranh chấp biển theo tòa án và tòa trọng tài quốc tế cần phải quan tâm đến sự ảnh hưởng của các xu hướng đang nảy sinh trong quan hệ quốc tế và khả của các tòa án và tòa trọng tài trong việc hỗ trợ các Quốc gia giải quyết hòa bình tranh chấp.   

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !