Nhìn lại 1 năm Luật Biển Việt Nam có hiệu lực

Ngày 01/01/2014, là ngày tròn 1 năm Luật Biển Việt Nam có hiệu lực. Đây là sự kiện pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhìn lại 1 năm Luật Biển Việt Nam có hiệu lực - ảnh 1

Luật Biển Việt Nam là công cụ để lược lượng Cảnh sát Biển hoạt động có hiệu quả (ảnh VTC)

Luật Biển Việt Nam có hiệu lực đã tác động rất lớn đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng trong các vùng biển, thềm lục địa và trên các hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Để đánh giá hiệu quả, tác động của sự kiện này, TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ đã có bài phân tích cùng độc giả Infonet.


Luật Biển Việt Nam- vũ khí bảo vệ chủ quyền

Luật Biển, không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước trên hướng biển mà còn là vũ khí để bảo vệ, gìn giữ chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông.

Trước hết, Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013 là sự kiện pháp lý rất cần thiết và quan trọng của qui trình xây dựng luật pháp của Nhà nước Việt Nam trong mối liên quan với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Nhìn lại 1 năm Luật Biển Việt Nam có hiệu lực - ảnh 2

TS Trần Công Trục (ảnh GDVN)


Có 3 lý do để lý giải về sự kiện này, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ giữa Luật Biển Việt Nam và Luật Biển quốc tế:

Thứ nhất, sau khi ký Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, năm 1994, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn và đã chính thức trở thành thành viên của Công ước. Việc nhanh chóng nội luật hóa, biến các quy định Công ước thành quy định cụ thể là yêu cầu tất yếu, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ thực hiện. Tất nhiên, mọi quy định của Luật Biển Việt Nam không được trái với nhưng quy định của Luật Biển quốc tế mà chỉ được phép cụ thể hóa các chế định, quy định của Luật Biển quốc tế.

Thứ 2, trước Hội nghị Luật Biển LHQ lần 3 ký kết Công ước, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên biển Việt Nam đã có những văn bản quy phạm pháp luật về biển, nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thích hợp để xử lý mối quan hệ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế xã hội quốc phòng an ninh trên biển, đặc biệt trong tình hình tranh chấp phức tạp thì các văn bản đó chưa đáp ứng được. Do vậy không thể không có Luật Biển quốc gia để đáp ứng tất cả đòi hỏi đó và hơn nữa, điều đó cũng thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm túc của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Công ước.

Thứ 3, xu hướng thế giới hiện nay là hướng ra biển và đại dương. Trên thực tế việc khai thác nguồn lợi đại dương, từ giao thông hàng hải, tài nguyên sinh vật và không sinh vật, khai thác dầu khí càng ngày càng phát triển, đưa đến lợi ích rất lớn với quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam, một quốc gia ven biển có bờ biển dài, vùng biển rộng. Sự nghiệp phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải vươn ra biển để khai thác và bảo vệ, quản lý biển là đòi hỏi tất yếu. Nếu không kịp thời có luật điều chỉnh ngay những hoạt động đó phù hợp luật pháp quốc tế, phù hợp quan hệ chính trị ngoại giao trong khu vực và các nước thì dẫn tới xung đột, mà nguy cơ xung đột không chỉ ảnh hưởng tới khu vực và thế giới, mà chính là lợi ích của đất nước và người dân.

Luật Biển Việt Nam ra đời là quy trình nội luật hóa Công ước cùa LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam đã ky kết và chính thức phê chuẩn. Đồng thời nó cũng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện Công ước Luật Biển 1982 với tư cách quốc gia thành viên.

Để chứng minh ý nghĩa nói trên của sự kiện pháp lý này, chúng tôi xin cung cấp một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam:

Luật Biển Việt Nam bao gồm 55 điều được bố trí trong 7 chương gồm: Giải thích thuật ngữ, Luật áp dụng, nguyên tắc quản lý, bảo vệ biển, hợp tác Chương I: Quy định chung, gồm có 7 điều, quy định phạm vi điều chỉnh, quốc tế về biển, quản lý nhà nước về biển.

Chương II: Quy định các vùng biển Việt Nam, gồm 14 điều, quy định về cách xác định hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, vấn đề đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của chúng.

Chương III: Hoạt động của người và phương tiện trong các vùng biển Việt Nam, gồm 20 điều, quy định quyền, nghĩa vụ của phương tiện nước ngoài khi đi qua không gây hại trong các vùng biển Việt Nam, quy định tuyến hàng hải, phân luồng giao thông…

Chương IV: Phát triển kinh tế biển, gồm 5 điều, quy định các nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành nghề kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, vấn đề đầu tư, hợp tác thăm dò khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường…

Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển, gồm 3 điều, quy định chức năng nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

Chương VI: Xử lý vi phạm, gồm 4 điều quy định về thủ tục dẫn giải, địa điểm xử lý vi phạm, các đối tượng vi phạm là người nước ngoài…

Chương VII: Điều khoản thi hành. Hiệu lực thi hành là từ ngày 01/01/2013.

Luật Biển Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Điều quan trọng là, trong các nội dung của Luật Biển Việt Nam, nội dung quy định phạm vi các vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, việc nhấn mạnh và quy định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa là những nội dung rất quan trọng của Luật Biển Việt Nam mà cả trong nước và quốc tế đều hết sức quan tâm. 

Hai nội dung đó trong Luật Biển Việt Nam đã thể hiện khá đầy đủ, cho biết phạm vi vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được xác định như thế nào và quy chế pháp lý của các vùng biển đó cụ thể ra sao. 

Bên cạnh đó, trong Luật Biển Việt Nam có nêu, khi liên quan đến vùng biển, thềm lục địa của các nước đối diện, kề cận, các vùng chồng lấn thì giải quyết thế nào. Luật nói rõ là sẽ đàm phán, thương lượng trên cơ sở Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 để đi đến giải pháp công bằng. Rõ ràng với nguyên tắc đó, ta đã từng đàm phán thành công với một số quốc gia ven biển có liên quan, chẳng hạn việc đàm phán và ký kết với Trung Quốc về phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ - một hiệp ước điển hình cho quá trình áp dụng Công ước, điển hình cho giải quyết các vùng chồng lấn. 

Chúng ta duy trì hình thức đó để đàm phán giải quyết các vùng chồng lấn, bằng đàm phán hòa bình, để đi tới giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận, và nhất thiết dựa trên Công ước. Các bên muốn giải quyết vấn đề thì rõ ràng không thể dựa vào yếu tố khác ngoài Công ước. Bất kỳ một ai trong đàm phán lại đưa ra tiêu chuẩn khác với Công ước sẽ dẫn tới sự phức tạp kéo dài và tranh chấp dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta phải nhắc lại điều đó một cách dứt khoát, nếu giải quyết tranh chấp trên biển - một tranh chấp quan trọng là xác định vùng chồng lấn, là phải dựa trên Công ước. 

Ngoài ra, còn có các tranh chấp khác về đánh cá, thăm dò, khai thác, bảo vệ môi trường tài nguyên trên các vùng biển do các hoạt động qua lại của tàu thuyền thì các bên phải ngồi với nhau, hoặc đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế mà Công ước đã quy định như Tòa án Trọng tài quốc tế, Tòa án Luật Biển quốc tế. Nếu khi xảy ra tranh chấp mà các bên không thể tự giải quyết được thì phải nhờ đến các cơ quan tài phán quốc tế để xem xét xử lý đúng sai. Nếu có ai đó không muốn đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán khi không thể giải quyết được thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương thì rõ ràng họ muốn đi vào ngõ cụt và gây ra những xung đột không cần thiết. Luật Biển Việt Nam đã khẳng định lập trường nhất quán đó của Việt Nam. Điều đó nói lên thiện chí và quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc xử lý mọi tranh chấp trên biển.

Thứ nữa, Luật Biển Việt Nam cũng đề cập chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù Công ước không nói đến giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, điều quan trọng và rất phù hợp với Công ước này là trong Luật Biển Việt Nam có nói đến các đảo, quần đảo và hiệu lực của các đảo và quần đảo trong xác định các phạm vi các vùng biển của chúng, trong đó có nội dung đã được khẳng định là với những đảo nhỏ, thấp không thích hợp với môi trường sinh sống của con người và không có đời sống kinh tế riêng thì không có cùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Điều đó có nghĩa là chúng ta phản đối những nước đưa ra bất kỳ qui định nào trái với Công ước và đi ngược lại các quy định chung quốc tế nhằm hợp thức hóa yêu sách biên giới biển đầy tham vọng của họ trong Biển Đông.

Không chỉ như vậy, Luật Biển Việt Nam đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam. Đồng thời chúng ta nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo này thông qua biện pháp thương lượng hoà bình theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

(Còn nữa)



Hồng Chuyên- Lại Hà - (Ghi theo lời TS Trần Công Trục)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !