Hội thảo quốc tế về an ninh châu Á tại Séc nhấn mạnh vấn đề Biển Đông

Theo TTXVN đưa tin, Hội thảo quốc tế về an ninh châu Á với chủ đề “Xung đột ở khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á” vừa diễn ra tại Prague, Cộng hòa Séc.

Hội thảo quốc tế về an ninh châu Á với chủ đề “Xung đột ở khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á” vừa diễn ra tại Prague, Cộng hòa Séc, do Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (CIPS) thuộc trường Đại học Metropolitan Praha (MUP) tổ chức.

Các chuyên gia và đại biểu tham dự đã tập trung trao đổi, thảo luận về các cuộc xung đột về tôn giáo, sắc tộc và hình thức phản ánh của các cuộc xung đột này ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ… và một số vấn đề an ninh nổi lên ở các khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á.

Quang cảnh hội thảo

Vấn đề Biển Đông được nhiều chuyên gia đi sâu phân tích. Tiến sỹ Takashi Hosoda, giảng viên Đại học Tổng hợp Charles (Séc), đã có tham luận về các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông.

Ông Hosoda nhấn mạnh giá trị phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại La Haye ở Hà Lan hồi tháng 7/2016, đặc biệt là việc bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông cho rằng việc tôn trọng và thực thi phán quyết của PCA cũng như luật pháp quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực.

Ông Hosoda khẳng định vì lợi ích kinh tế, hòa bình và ổn định trong khu vực, cần phải tăng cường sử dụng biện pháp ngoại giao trong giải quyết các vấn đề nổi lên trong quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các nước trong khu vực, đồng thời cần phát huy vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế hợp tác với ASEAN.

Chuyên gia Padraig Lysaght, Đại học Vienna (Áo), đã phân tích lịch sử hiện diện, ảnh hưởng của châu Âu ở Biển Đông và quan hệ giữa một số nước châu Âu với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Trong khi đó, chuyên gia Alfred Gerstl, Đại học Vienna (Áo), đi sâu vào việc Trung Quốc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" và tác động của chính sách này đối với các nước Đông Nam Á.

Các chuyên gia này đều nhấn mạnh tới sự cần thiết cũng như lợi ích của việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tiến sỹ Maria Strasakova, Giám đốc Trung tâm CIPS, Đại học MUP, phân tích về chính sách của Việt Nam trong việc duy trì quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Tiến sỹ Strasakova khẳng định việc duy trì quan hệ hợp tác song phương có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị… đối với cả Việt Nam cũng như Trung Quốc.

Nội dung các tham luận trên đã thu hút được sự chú ý và tham gia thảo luận sôi nổi của các đại biểu tham dự, nhất là các vấn đề liên quan đến diễn biến, thực trạng và triển vọng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, tiến sỹ Hosoda khẳng định các nước lớn cần đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Đối với Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thời gian tới sẽ đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong quan hệ với ASEAN và các nước trong khu vực, trong đó có việc hỗ trợ các nước khu vực xây dựng và tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển trong khuôn khổ “Tầm nhìn Vientiane” (11/2016)...

Hội thảo quốc tế “Xung đột ở Nam, Đông và Đông Nam Á” là hội thảo thường niên lần thứ 9 do CIPS tổ chức. Đây là một trong những diễn đàn uy tín hàng đầu tại Séc và khu vực về chủ đề an ninh châu Á.

Ngoài hội thảo lần này, vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được đưa vào chương trình thảo luận trong nhiều hội thảo thường niên trước đó của CIPS.

Trước đó, trong tháng 10/2017, Trung tâm Trung Quốc thuộc trường Đại học Oxford, Vương quốc Anh vừa tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề “Những cách tiếp cận mới cho tranh chấp tại biển Đông”. 

Hội thảo có sự tham gia của hàng chục học giả trong lĩnh vực chính trị, an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và luật pháp quốc tế đến từ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Canada, Mỹ và châu Âu. Đại diện cho các nhà nghiên cứu Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, giảng viên luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế thuộc Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ). 

Trong các phiên thảo luận của hội thảo, các học giả đánh giá tranh chấp tại biển Đông là mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh hàng hải và phát triển kinh tế tại ASEAN, các nước ven biển Đông cũng như thương mại toàn cầu. Các học giả đã đưa ra một số “gợi ý sáng tạo” về “các mô hình và giải pháp hợp tác” nhằm tìm lối thoát cho tình trạng bế tắc hiện nay và đường hướng xử lý khủng hoảng trong tương lai. 

Về phần mình, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ cách thức tiếp cận linh hoạt trong giải quyết tranh chấp, nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích quốc gia chính đáng. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để bác bỏ bất kỳ đề nghị “cùng khai thác” trái phép nào xâm phạm đến thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng xem xét và ủng hộ việc tìm kiếm một khu vực hợp tác khai thác chung phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và luật pháp quốc tế.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !