Hải Phòng trên con đường trở thành trọng điểm kinh tế biển của cả nước

Nghị quyết 45 của Bộ Chính đặt mục tiêu năm 2025 thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước; trung tâm logistic quốc gia; trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ biển của cả nước.

Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng), món quà vô giá thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam.

Đất nước ta may mắn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng bờ biển bao bọc trọn dải đất hình chữ S từ Bắc tới Nam. Chiểu theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, phần biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có diện tích lên tới 1 triệu km2, lớn hơn nhiều so với diện tích đất liền.

Không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị kinh tế lớn, vùng biển nước ta còn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Nhận thức được tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của đất nước, năm 2007 Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW (Nghị quyết 09) về phát triển chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, làm cho đất nước ta giàu mạnh.

Nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Nghị quyết 09 đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp tổng thể trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài nguyên môi trường, hệ thống thể chế.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09, chiến lược biển Việt Nam đã góp phần quan trọng đem lại những thành tựu to lớn và toàn diện cho sự phát triển chung của đất nước.

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36 NQ/TW năm 2018 về chiến lược biển, phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước, góp phần xây dựng nước ta trở thành nước Công nghiệp hóa hiện đại theo hướng Xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

Tại Hội thảo Triển “Phát huy vai trò của Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển” do Hội Liên hiệp các tổ chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp cùng UBND thành phố Hải Phòng và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức ngày 26/7 tại Cát Bà, Hải Phòng, ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng – cho biết, với vị trí đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các tỉnh thành phía Bắc, thành phố Hải Phòng đã đẩy mạnh triển khai Chiến lược biển Việt Nam, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế biển.

Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.

Trong đó, chú trọng khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương ven biển, biến thành nguồn lực thực tế để phát triển kinh tế hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và khai thác hải sản; phát triển công nghiệp ven biển gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển; quan tâm, chú trọng tới phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh biển đảo.

“Với tư duy mới, cách làm mới, Hải Phòng thực hiện chiến lược biển rất thành công, đã hoàn thành bước đầu xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế, đón những tàu có tải trọng hàng trăm nghìn tấn; thực hiện nhiều dự án lớn thể hiện tầm nhìn chiến lược; phát huy lợi thế của biển như cầu và đường Tân Vũ – Lạch Huyện, nhà máy ô tô Vinfast, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như Vingroup, Sun Group, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, logistic,” ông Lê Khắc Nam cho biết.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho hay, thực hiện Nghị quyết số 15 của Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng, trong 3 năm 2015-2018, Hải Phòng có sự bứt phá mạnh mẽ, hoàn thành vượt mức và toàn diện nhiều chỉ tiêu quan trọng. Một số chỉ tiêu về trước thời hạn so với Đại hội đề ra là năm 2020.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2019, thành phố Hải Phòng tiếp tục duy trì phát triển mạnh mẽ và đột phá, kinh tế tăng trưởng cao. Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều được thực hiên vượt mức, tạo đà để thành phố đạt được những đỉnh cao mới.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 24%, cao gấp 2,5 lần bình quân chung của cả nước; tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 7 tỷ USD, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2018 và gấp 11 lần so với tốc độ tăng chung của cả nước.

6 tháng đầu năm, vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố đạt 70.600 tỷ đồng, tăng 77%, gấp 7,5 lần tốc độ tăng của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt trên 13.000 tỷ đồng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố đạt 16,03% ,gấp 2,5 lần bình quân chung của cả nước. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, kết cấu hạ tầng được Trung ương và thành phố tập trung đầu tư, tạo nên sự đột phá mới.

Đặc biệt, ngày 24/1/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu năm 2025 thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước; là trung tâm đào tạo logistic quốc gia; trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KH&CN biển của cả nước; trung tâm nghề cá, dịch vụ nghề cá và tìm kiếm cứu nạn của phía Bắc.

Kinh tế biển là trọng điểm trong phát triển kinh tế của Hải Phòng.

Ngày 27/3/2019, Ban Thường vụ thành ủy Hải Phòng đã ban hành chương trình hành động số 72 nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đưa Hải Phòng trở thành địa phương mạnh về biển, giàu về biển, là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước.

Theo đó, các ngành kinh tế biển của cả nước phát triển bền vững, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu GRDP; đầu tư nâng cấp và xây mới cảng biển phục vụ phát triển dịch vụ vận tải biển; đưa sản lượng hàng hóa thông qua cảng trên địa bàn đạt 550-580 triệu tấn vào năm 2030.

Giá trị GRDP công nghiệp từ khu kinh tế, khu công nghiệp và khu công nghiệp ven biển giữ vai trò quan trọng, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GRDP công nghiệp toàn thành phố đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đến năm 2030 từ 12%-13%/năm. Đưa Hải Phòng trở thành trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KH&CN vào các ngành nghề hàng hải, dại dược học, kinh tế biển.

“Với những lợi thế sẵn có, Hải Phòng quyết tâm vươn lên làm giàu kinh tế biển, trọng điểm là phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, công nghiệp, du lịch; Xây dựng hệ thống các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao. Thu hút đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế giỏi về Hải Phòng, gắn với phát triển nhân lực, nhân tài, đồng thời xây dựng Hải Phòng trở thành đô thị kiểu mẫu, gần gũi với thiên nhiên, hun đúc khát vọng xây dựng thành phố trí tuệ, hạnh phúc, đáng sống”, ông Lê Khắc Nam khẳng định.

Ngọc Tuân - Trần Huệ

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !