Cảnh bội thu mùa cá biển ở khắp nơi

Ngư dân Nghệ An trúng lớn trong mùa cá đục năm nay. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, ngư dân phấn khởi vì mùa khai thác ghẹ đạt năng suất cao

Mùa săn cá đục ở Nghệ An

Chúng tôi theo thuyền của ngư dân Trần Quốc Kỳ ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) đi một chuyến lộng, cùng anh buông mẻ lưới săn cá đục. Tấm lưới mắt nhỏ có kích thước dài hàng trăm mét, bề rộng hơn 1 mét.

Việc thả lưới thường mất khoảng 20 phút, trong khi chờ cá mắc lưới, anh Kỳ quay lại vị trí khác để kéo mẻ lưới được thả từ chiều tối qua. Chiếc thuyền được giảm tốc độ, anh Kỳ kéo từ từ mẻ lưới lên thuyền.

"Loài cá này khó đánh bắt nhưng khi chúng di chuyển đều theo đàn nên nếu trúng là được hàng yến, thu về hàng triệu đồng. Mỗi ngày, ngư dân ra biển kéo lưới 2 - 3 lần" - anh Kỳ cho hay.

Cá đục đánh bắt xong bán ngay sau đó có giá 80.000 - 13.000 đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng

Thời điểm này, trên 70 thuyền cá của ngư dân xã Quỳnh Long cũng tập trung khai thác cá đục. Theo chia sẻ của bà con, cá đục được đánh bắt quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa hè - thu (từ tháng 4 - 10 âm lịch).

Cá đục sinh sống gần bờ, có thân nhỏ, thon, dài khoảng 10 - 15 cm và có giá trị rất cao, từ 80.000 - 130.000 đồng/kg (tùy loại). Thông thường, mỗi thuyền cá ra khơi săn cá đục đều thu về từ  10 - 15 kg, có thuyền trúng hàng yến cá được gần chục triệu đồng chỉ trong 1 buổi.

Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có khoảng hơn 200 thuyền hoạt động đánh bắt gần bờ với nhiều nghề như cá đục, ghẹ, tôm tít... tập trung ở các xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Tiến Thủy.

Vào mùa du lịch, cá đục là món đặc sản hấp dẫn du khách, vì thế mà giá bán tại các nhà hàng cũng được tăng lên từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Tuy giá khá cao nhưng du khách vẫn ưa chuộng và sản phẩm cá đụcthường "cháy hàng" vào dịp nghỉ lễ. Cá đục có nhiều cách chế biến thành món ăn hấp dẫn như: cá đục nướng, rim kho.

Ngư dân Xuân Yên "kiếm" tiền triệu mỗi ngày từ khai thác ghẹ

7h sáng, bãi ngang vùng biển Xuân Yên nhộn nhịp người ngóng chờ những con thuyền đánh ghẹ trở về. Dịp này ghẹ được nhiều, bán được giá nên hầu hết các thuyền thi nhau bám biển.

Chưa đây 30 phút sau, nhiều con thuyền cập bến được máy kéo thẳng lên bờ. Người nhà của các ngư dân đi biển về quây lại bên thuyền để bắt đầu gỡ những con ghẹ mắc lưới. Ngư dân Hồ Văn Thanh (thôn Yên Hải), phấn khởi cho biết: 3 giờ sáng chúng tôi đã dong thuyền ra biển thả lưới. Đánh ghẹ không phải đi xa, chỉ cách bờ khoảng vài hải lý. Sau 4 - 5 tiếng trở về, ghẹ vẫn còn tươi sống, bán được giá cao hơn. Chuyến này thuyền tôi được gần 7 kg ghẹ, bán được hơn 1,2 triệu đồng.

Thu gom sản phẩm đánh bắt được

Đang gỡ những con ghẹ ra khỏi lưới, ngư dân Nguyễn Xuân Hệ - thôn Yên Lợi, nói vọng sang: "Hơn một tuần nay, ngư dân Xuân Yên chủ yếu ra biển khai thác ghẹ. Ghẹ đợt này khá nhiều, mỗi thuyền chí ít cũng khai thác được 5 - 6 kg, "kiếm" tiền triệu mỗi ngày. Riêng thuyền tôi có hôm may mắn bắt được hơn một yến ghẹ, "đút túi" hơn 2 triệu đồng. Đó là chưa kể còn khai thác thêm được một số loài hải sản khác như mực, cá, tôm tít....

Để ghẹ có giá trị cao, sau khi đưa thuyền lên bờ phải cần 2 - 3 người cẩn thận gỡ ra khỏi lưới, phân loại và lựa chọn những con to buộc chặt không để gãy càng để ban giá cao hơn. Thời điểm này, ghẹ to cỡ 4 - 5 con/kg bán với giá 300 nghìn đồng; loại nhỏ hơn thì bán với giá 200 - 220 nghìn đồng/kg...

Ngư dân chỉ việc khai thác còn đầu ra thì đã có các tư thương chờ sẵn trên bờ thu mua. Sản lượng ghẹ có bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu. Bà con ngư dân có ngay tiền chi tiêu và chuẩn bị nguyên liệu cho chuyến biển ngày mai.

Anh Nguyễn Hoài Nam - một chủ nhà hàng ỏ thị trấn Nghi Xuân, cho biết: Mùa này ghẹ chắc, tươi sống, khách hàng rất ưa chuộng. Tôi xuống đây từ sáng sớm, "đón" thuyền để mua được loại ghẹ ưng ý. Giá cao hơn tí nhưng khách hàng rất chuộng.

Chủ tịch UBND xã Xuân Yên Trương Văn Khoa vui vẻ cho biết: "Những ngày gần đây, ngư dân Xuân Yên trúng đậm ghẹ nên tích cực bám biển. Toàn xã có 238 tàu thuyền thì hơn 160 tàu làm nghề đánh bắt ghẹ. Tính bình quân 1 đêm, mỗi thuyền đánh bắt được 6 kg ghẹ các loại. Trong vòng 10 ngày, cả xã đạt sản lượng khoảng 6 tấn ghẹ. Bên cạnh đó, nhiều thuyền ở Xuân Yên cũng khai thác được hàng tấn ruốc, cá... cũng mang lại thu nhập cao.

Ngư dân vùng biển Thừa Thiên-Huế được mùa cá cơm, cá dìa

Ngư dân ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chuyển cá từ thuyền lên bờ để bán. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Mấy ngày nay, ngư dân các xã vùng biển ở Thừa Thiên-Huế đang trúng đậm mùa cá cơm.

Tại xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, nguồn cá cơm vào sát bờ, cách đất liền chưa đầy 1km nên việc đánh bắt thuận lợi.

Ngư dân Đặng Thùy cho biết ông có hai thuyền câu với số lượng 15 lao động phối hợp kéo lưới vây. Riêng ngày 16/10 vừa qua, chỉ trong khoảng 1 tiếng, nhà ông đã thu về từ 2-3 tạ cá cơm.

Trúng luồng cá, thậm chí có những thuyền còn kéo được tới gần 1 tấn cá cơm. Mỗi ngày, mỗi thuyền kéo 5-6 chuyến. Với giá bán hiện tại là 30.000 đồng/kg, bình quân mỗi lao động sẽ có thu nhập trên 2 triệu đồng/ngày sau khi đã trừ các khoản chi phí.

Cùng thời điểm này, ngư dân trên phá Tam Giang thuộc địa phận huyện Quảng Điền cũng liên tục trúng đậm cá dìa với sản lượng đánh bắt bình quân mỗi ngày hơn 1,5 tấn, nhiều nhất là ở khu vực ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi. Đây là tín hiệu tốt về sự hồi sinh của đầm phá ven biển sau sự cố môi trường biển thời gian qua.

Sản lượng cá dìa nói riêng, cá tôm các loại nói chung đạt cao chưa từng thấy cũng chính là kết quả của việc thả cá giống tái tạo ra môi trường tự nhiên, bảo vệ nghiêm ngặt các khu bảo vệ thủy sản.

Trong 9 tháng năm 2018, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh Thừa Thiên-Huế đạt trên 31.300 tấn, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước; trong đó, khai thác biển đạt trên 28.260 tấn, khai thác nội địa gần 3.000 tấn.

Tỉnh có nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích đầu tư đóng mới tàu thuyền và mua sắm ngư lưới cụ vươn khơi bám biển. Các địa phương trong vùng chuyển tư duy đánh bắt tự nhiên sang bảo vệ và khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững.

Thời gian qua, Thừa Thiên-Huế đã thành lập 23 khu Bảo vệ thủy sản với hơn 614,2 ha (chiếm 2,8%) mặt nước vùng đầm phá Tam Giang và giao các Chi hội nghề cá cơ sở trực tiếp quản lý.

Kết quả, các hành vi xâm hại vùng cấm khai thác được duy trì giám sát và ngăn chặn xua đuổi kịp thời; môi trường, nguồn lợi trong, ngoài khu bảo vệ thủy sản tăng lên, ngư dân khai thác hiệu quả hơn; ý thức cộng đồng ngày được nâng cao; quản lý bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản có hiệu quả tích cực.

Năm 2018, Thừa Thiên-Huế phấn đấu tổng sản lượng thủy hải sản toàn tỉnh đạt 60.000 tấn; trong đó, sản lượng khai thác đạt 42.000 tấn, tăng 6.000 tấn so với năm trước...

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !