Bị tàu Trung Quốc đâm chìm, tàu cá Việt Nam quyết không khiếp sợ!

Dù tàu cá ĐNa 90152 cùng toàn bộ ngư lưới cụ, hải sản đánh bắt được trị giá hơn 5 tỉ đồng bị tàu Trung Quốc đâm chìm nhưng chủ tàu Huỳnh Thị Như Hoa (Đà Nẵng) không khiếp sợ mà vẫn tự tin “còn người là vẫn còn đi biển!"

Bước leo thang nguy hiểm

“Tôi xem đây không phải là hành động bất chợt mà nó nằm trong hệ thống những hành vi ngang ngược trên biển của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế để xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa và gây thiệt hại cho tính mạng, tài sản của ngư dân ta. Chúng ta phải lên tiếng kịch liệt phản đối những hành động này để bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của nước mình!”.

Bị tàu Trung Quốc đâm chìm, tàu cá Việt Nam quyết không khiếp sợ! - ảnh 1

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An cực lực phản đối hành vi ngang ngược của các tàu vỏ sắt Trung Quốc đã vây hãm, truy đuổi và cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với PV Infonet sáng 27/5. Trước đó, ngày 26/5, hàng chục tàu vỏ sắt Trung Quốc đã vây hãm, truy đuổi rồi cố tình đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 cùng 10 ngư dân của Đà Nẵng khi họ đang hành nghề hợp pháp ở khu vực biển cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khoảng 17 hải lý về phía Nam – Tây Nam.

Theo ông Nguyễn Đình An, giữa bao nhiêu căng thẳng đang xảy ra trên biển Đông thì hành động côn đồ của các tàu vỏ sắt Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm tàu cá Việt Nam sẽ càng khiến cho tình hình càng thêm căng thẳng. Đồng quan điểm này, ông Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho rằng, vụ việc vừa xảy ra ra là hết sức nghiêm trọng, là bước leo thang vô cùng nguy hiểm trong các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông.

“Tôi cho đây là phản ứng hết sức manh động của phía Trung Quốc trước sự kiên trì đấu tranh của Việt Nam buộc họ phải rút ngay không điều kiện giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm từ sự truyền thông dối trá của Trung Quốc khiến một bộ phận ngư dân của họ có những hành động nguy hiểm bất chấp luật pháp, đạo lý mà không lường tới hậu quả!” – ông Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh.

Còn người là vẫn còn đi biển!

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An, việc các tàu vỏ sắt Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm tàu cá Việt Nam rõ ràng là bất chấp đạo lý, coi thường mạng sống của người khác. Tuy nhiên những hành vi đó sẽ không thể khiến ngư dân Đà Nẵng rói riêng, ngư dân miền Trung cũng như ngư dân Việt Nam nói chung run sợ, mà ngược lại sẽ càng làm cho họ càng thêm quyết tâm, hăng hái bám biển.

Là người nhiều năm gắn bó với ngư dân, ông Đỗ Anh Tuấn (cũng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại tổng hợp Phước Tiến chuyên về chế biến thủy hải sản) cũng cho rằng, nếu Trung Quốc nghĩ rằng bằng hành vi cố tình giết người sẽ làm cho ngư dân Việt Nam khiếp hãi mà bỏ biển của mình thì họ đã nhầm. Truyền thống ngàn đời của ngư dân Việt Nam cho thấy, càng hiểm nguy thì họ lại càng kiên cường hơn lên.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn: “Hành động của các tàu vỏ sắt Trung Quốc sẽ khiến người dân Việt Nam thêm căm phẫn và cộng đồng quốc tế sẽ càng ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam đã thể hiện rõ qua thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rằng chúng ta luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó!”.

Bị tàu Trung Quốc đâm chìm, tàu cá Việt Nam quyết không khiếp sợ! - ảnh 2

Bất chấp mọi sự ngang ngược và vô nhân đạo từ phía Trung Quốc, tàu cá của ngư dân Đà Nẵng vẫn vững vàng, mạnh mẽ vươn khơi! (Ảnh: HC)

Được biết, tuy 10 ngư dân tàu ĐNa 90152 đều được tàu bạn ứng cứu kịp thời, không có ai thương vong nhưng toàn bộ con tàu, ngư lưới cụ và hải sản đánh bắt được trị giá trên 5 tỉ đồng thì đã bị đắm. Hội Nghề cá Đà Nẵng đã liên hệ với bảo hiểm để có thể thu xếp chi trả tiền kịp thời cho ngư dân, nhưng do ngư dân chỉ mua bảo hiểm phần vỏ tàu nên giá trị đền bù tối đa chỉ được 1/3 giá trị thiệt hại.

Mặc dù vậy, bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 vừa bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm chiều 26/5 vẫn tự tin khẳng định: “Còn người là vẫn còn đi biển!”, dù rằng bà phải vay ngân hàng để đóng tàu và hiện còn nợ “cả tỉ bạc”.

Cần có sự hỗ trợ kịp thời cho ngư dân

Ngay sau khi xảy ra vụ tàu ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm, sáng 27/5, Ban Thường vụ Hội Nghề cá Đà Nẵng đã ra Thông báo số 10 nêu rõ: “Chúng tôi cực lực lên án hành động ngang ngược, thô bạo, vô nhân đạo, cố ý giết người của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi gây hấn, gây thiệt hại cho ngư dân chúng tôi. Đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay không điều kiện giàn khoan Hải dương 981 về nước, trả lại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm mà bao đời nay cha ông chúng tôi vẫn khai thác, làm ăn, sinh sống!”.

Hội Nghề cá Đà Nẵng cũng “đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam can thiệp, yêu cầu phía Trung Quốc kịp thời đền bù thiệt hại cho ngư dân chúng tôi”; đồng thời kêu gọi toàn thể hội viên, bà con ngư dân, các tổ chức, doanh nghiệp nhân dân TP Đà Nẵng và cả nước “kịp thời động viên, thăm hỏi và giúp đỡ kinh phí, vật chất cho ngư dân chúng tôi đóng lại con tàu mới, có phương tiện vươn khơi bám biển kiếm sống, gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Đáp ứng lời kêu gọi này, ông Đỗ Anh Tuấn cho rằng: “Bà con ngư dân ra biển không chỉ đánh cá mà còn mang theo trách nhiệm bảo vệ đất nước, cũng là bảo vệ cho tất cả chúng ta. Họ đã phải gánh chịu thiệt thòi để đương đầu để chống chọi với mọi sự uy hiếp, gây hại của những kẻ xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải có sự hỗ trợ thiết thực cho bà con ngư dân, chứ nếu tình hình này mà cộng đồng không có sự hỗ trợ gì hết thì sẽ rất thiệt thòi cho ngư dân!”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An cũng nhấn mạnh: “Cùng với việc kiên quyết phản đối những hành vi vô nhân đạo của các tàu vỏ sắt Trung Quốc gây hại cho ngư dân Việt Nam, cần kịp thời biểu dương các ngư dân đã bất chấp khó khăn, nguy hiểm để bám biển đánh bắt hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc!”.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !