Bất chấp "lệnh" bình ổn, vì sao giá lợn hơi vẫn tăng vọt trở lại?

Giá lợn hơi hôm nay trên thị trường tăng vọt, lên mức 92.000-93.000 đồng/kg, bất chấp nhiều nỗ lực giảm giá thịt lợn.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã hạ giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg từ 1/4 nhưng giá lợn trên thị trường chỉ hạ nhiệt được vài ngày sau đó tăng ngược trở lại.

Ngày 21/4, tại miền Bắc, giá lợn hơi có nơi lên mức 90.000-93.000 đồng/kg. Tại miền Trung, miền Nam giá lợn dao động 85.000-88.000 đồng/kg.

Theo Bộ NN&PTN, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn chỉ chiếm 36-40% thị phần thịt lợn, còn lại hơn 60% vẫn đang ở chuồng của các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi nên không đủ sức để chi phối.

Mặt khác, dù doanh nghiệp lớn cam kết bán giá lợn hơi 70.000 đồng/kg nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp giết mổ, phân phối thịt lợn cho chuỗi các siêu thị thì họ không thể mua được với mức giá rẻ như trên.

{keywords}
Tại miền Bắc, giá lợn hơi có nơi lên tới 92.000-93.000 đồng/kg

Giá lợn hơi tăng nên mặt hàng thịt lợn tại chợ, siêu thị vẫn giữ ở mức cao. Theo các tiểu thương, lợn móc hàm hiện đã ở trên mức 120.000 đồng/kg vì thế giá thịt lợn không thể giảm, thậm chí có nơi tăng thêm 10.000 đồng/kg so với tuần trước.

Tại các chợ dân sinh ở khu vực quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm… (Hà Nội), giá sườn phổ biến ở mức 170.000-180.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 160.000 đồng/kg, thịt mông 140.000- 150.000 đồng/kg, nạc thăn 170.000 đồng/kg…Do giá cao nên sức tiêu thụ chậm.

Tại siêu thị, thịt lợn mát có giá 160.000 đồng/kg đối với thịt nạc đùi, nạc dăm 245.000 đồng/kg, nạc vai 159.000 đồng/kg…

Hiện thịt lợn đông lạnh nhập khẩu đã được bày bán tại nhiều siêu thị nhưng do thói quen sử dụng thịt tươi nên số lượng thịt nhập khẩu bán ra vẫn còn hạn chế. Tại siêu thị, giá thịt lợn nhập khẩu hiện đang rẻ hơn thịt lợn trong nước khoảng 20.000-50.000 đồng/kg. Chẳng hạn, sườn 119.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 149.000 đồng/kg; thịt thăn 146.000 đồng/kg; thịt sườn ướp 139.000 đồng/kg….

Theo TS Phạm Kim Đăng - Trưởng Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi là rất nặng nề, nông hộ gần như xoá sổ. Giá lợn tăng bất chấp lệnh bình ổn giá là do mất cân đối cung - cầu. Nếu nguồn cung đủ hoặc dư thừa thì giá thịt không thể giữ ở mức cao mãi được.

Bà Trần Thuỷ ở xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, trước đây, hầu như nhà nào trong thôn cũng nuôi lợn, mỗi nhà ít cũng nuôi từ 3-5 con nhưng từ khi có dịch tả lợn châu Phi, hầu hết mọi người đều treo chuồng hoặc chuyển sang nuôi gà. Những nhà nào còn nuôi thì không bán cho thương lái mà cũng tự giết mổ rồi bán luôn cho người dân ở trong thôn.

“Mặc dù tình hình dịch tả lợn châu Phi đã lắng xuống nhưng hiện nay giá lợn giống tăng cao nên tôi ngại tái đàn vì nhiều rủi ro”, bà Thuỷ cho hay.

 Ông Trần Chiến, Chủ nhiệm HTX Cổ Đông (Hà Nội) cũng cho biết, tại hợp tác xã, những cơ sở chăn nuôi gia công cho các công ty lớn thì vẫn giữ nguyên nhưng có không ít các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ đã ngừng hoạt động hoặc chuyển sang nuôi các loại gia súc, gia cầm khác.

“Số lượng lợn trong dân còn ít, chủ yếu phục vụ tại chỗ cho bà con, cho cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của địa phương là hết”, ông Chiến nói.

Bộ NN&PTNT cho biết, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con, gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018). Cung cấp thịt ra thị trường dự kiến, quý 1/2020 đạt 810.000 tấn; quý 2/2020 đạt 950.000 tấn; quý 3/2020 đạt 1,020 triệu tấn; quý 4/2020 đạt 1,1 triệu tấn. Bộ NN&PTNT nhận định, nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn, cuối quý 2, đầu quý 3 mới có khả năng cân bằng được cung cầu thịt lợn.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, có 3 nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn tăng cao. Thứ nhất, chúng ta chưa đủ lượng sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu. Thứ hai là giá thành sản xuất cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu trong chăn nuôi.

Nguyên nhân thứ 3 khiến giá thịt lợn trên thị trường neo cao là do có quá nhiều khâu trung gian. Từ khâu giết mổ đến khâu bán hàng đều manh mún nhỏ lẻ dẫn đến khó kiểm soát giá. Hệ quả là người tiêu dùng chưa được hưởng lợi như chúng ta mong muốn mặc dù giá lợn hơi đã giảm xuống thấp.

Để hạ giá thịt lợn về mức hợp lý, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng biện pháp gốc rễ chính là đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn bởi khi nguồn cung đủ, giá mặt hàng này mới có thể hạ nhiệt.

Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá sáng nay 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị làm rõ có chuyện làm giá hay không? Lò giết mổ, chợ đầu mối hay thành phần nào hưởng lợi trong vấn đề này?

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, chi phí trung gian trong giá thành thịt lợn còn ở mức cao, chiếm từ 70-90%.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá cũng cho rằng, chi phí trung gian hiện tại so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi khoảng 23.000- 28.000 đồng/kg.

Theo Bộ Công Thương, giá bán lẻ thịt lợn thành phẩm phụ thuộc vào giá lợn hơi. Giá lợn hơi càng cao, giá bán lẻ thịt lợn thành phẩm cũng tăng cao theo tỷ lệ tương ứng. Giá lợn hơi giai đoạn đầu tháng 4/2020 ở mức 73.000-78.000 đồng/kg, giá thịt lợn thành phẩm tại chợ phổ biến ở mức 130.000-150.000 đồng/kg. Hiện nay, giá lợn hơi ở mức 80.000-90.000 đồng/kg và giá thịt lợn thành phẩm tại chợ phổ biến ở mức 145.000-165.000 đồng/kg.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt lợn về khoảng trên dưới 60.000 đồng/kg. Nếu phát hiện thao túng giá, đầu cơ, trục lợi phải xử lý theo quy định pháp luật.

Hốt hoảng với giá thịt lợn, không giảm mà còn tăng giá

Hốt hoảng với giá thịt lợn, không giảm mà còn tăng giá

Nhiều bà nội trợ hốt hoảng khi giá thịt lợn không những không giảm mà còn tăng dù Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo quyết liệt giảm giá thịt lợn.

 Diệu Thùy

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.