Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'
Gửi con gái 30 tháng tuổi cho bà nội ở Bắc Giang, con gái lớn 6 tuổi cho bà ngoại ở Cao Bằng, nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu xách va li lên đường vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Hoàng Thu Trang (ảnh NVCC) |
PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Đến ngày 6/9 Hà Nội không thể sạch F0
“Dịch hầu như không thể trở về trạng thái ban đầu là không còn F0. Cho nên chắc chắn đến ngày 6/9 Hà Nội không thể sạch F0”.
BS Hoàng Thu Trang, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng để lại con lớn năm nay vào lớp 1 ở nhà với bà ngoại ở Cao Bằng, con gái thứ hai 30 tháng tuổi ở quê nội Bắc Giang, cùng đồng nghiệp chi viện cho TP Hồ Chí Minh từ ngày 6/8.
Trang cho biết, gần 4 tháng gia đình không gặp nhau. Đó là lúc Bắc Giang xảy ra dịch, chính quyền thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Mẹ con xa nhau khi cô con gái út 30 tháng tuổi về với bà nội ở Bắc Giang. Từ đó bé chưa thể quay về Cao Bằng thì mẹ lại tiếp tục lên đường chi viện cho Miền Nam.
“Dù rất nhớ con nhưng bản thân và gia đình đều nghiêm túc tuân theo Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội nên cả nhà chấp nhận sống trong cảnh 1 chốn 4 nơi. Con gái cả ở với bà ngoại, chồng đi làm ở Bắc Ninh, con gái út ở với bà nội và giờ đây là tôi mãi tận TP Hồ Chí Minh”, Trang ngậm ngùi.
Trang bảo nếu nói “không lo” khi quyết định tham gia chi viện cho TP Hồ Chí Minh thì không phải. “Dịch bệnh nguy hiểm một phần nhưng điều tôi lăn tăn nhất là sợ bé ở nhà mới vào lớp 1 còn bỡ ngỡ không có mẹ ở bên trong khi bé nhỏ 30 tháng sợ ốm đau…
Nhưng nếu ai cũng chỉ nghĩ thôi, chỉ sợ thôi mà không hành động thì dịch bệnh đến bao giờ mới kiểm soát. Trong khi chỉ cần mỗi cá nhân đều đồng lòng chung sức sẽ nhanh đẩy lùi đại dịch.
Với suy nghĩ đó nên tôi đã Nam tiến hỗ trợ đồng nghiệp của mình, giúp sức nhỏ bé của bản thân để nhanh chóng dập dịch. Rất may, chồng tôi cũng luôn ủng hộ nên cũng vững tin lên đường”, bác sĩ người dân tộc Nùng cho hay.
Cao Bằng nơi Trang sinh ra và lớn lên tính từ đầu vụ dịch (cuối năm 2019) đến giờ vẫn là địa phương chưa từng xuất hiện F0. Do vậy dù là bác sĩ hồi sức cấp cứu nhưng Trang chưa từng trực tiếp điều trị bệnh nhân F0 nào.
“Lo lắng, trăn trở” là suy nghĩ của nữ bác sĩ hồi sức chưa từng có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân Covid-19 khi xuất phát lên đường. Nhưng vì miền Nam vẫy gọi, vì những đồng nghiệp đang ngày đêm chiến đấu đã quá tải cả về nguồn lực và vật lực, họ đã hy sinh rất nhiều thứ nhưng cuộc chiến lần này chưa đến hồi kết thúc, Trang mạnh dạn bước về nơi ấy.
“Đã trải qua hơn 20 ngày tôi và các chiến sĩ áo trắng từ Cao Bằng xách vali lên đường vào hỗ trợ Bệnh Viện Dã chiến số 2 với quy mô 2.500 giường bệnh và 40 giường hồi sức.
Tôi được phân công làm tại khoa hồi sức cấp cứu. Mỗi ca trực được bố trí 4 bác sĩ chăm sóc cho 40 bệnh nhân nặng”, BS Trang kể lại.
BS Trang (trái ảnh) cùng các bác sĩ tại BV Dã chiến số 2 (ảnh NVCC) |
Mỗi ca làm việc 8 tiếng đồng hồ, Trang và các đồng nghiệp không dám uống nước. “Vào buồng bệnh khát đến mấy mà nhìn thấy bình nước cũng chỉ dám nuốt nước bọt thèm thuồng mà không dám bởi mặc đồ bảo hộ không thể đi vệ sinh được.
Ai mặc bộ đồ bảo hộ cũng ướt như mưa, có bạn ngày tắm đến 3-4 lần, mồ hôi thấm ướt hết đồ bảo hộ bên ngoài”, Trang kể.
Khó khăn là vậy nhưng với những người bác sĩ điều họ mong muốn nhất vẫn là bệnh nhân khỏi bệnh sớm được về nhà dù đôi lúc chính các bác sĩ cũng gặp những trở ngại. Đó là khi bệnh nhân không hợp tác, cứ nghĩ mình khoẻ mà không chịu thở oxy.
“Họ toàn đòi giật mask, nhưng bệnh này diễn biến nhanh, bác sĩ trực hồi sức cũng phải canh chừng liên tục. Người bệnh đôi khi không hiểu đã suy hô hấp rồi không hợp tác có thể tử vong bất cứ lúc nào. Chúng tôi lại phải giải thích.
Hay có những trường hợp dù cố gắng nhưng cả kíp đành phải bất lực nhìn bệnh nhân ra đi không người thân bên cạnh.
Ám ảnh nhất với em là trường hợp hai bà cháu ở với nhau. Bố mẹ bé đi làm xa (như hoàn cảnh nhà em) nhưng bà phải vào hồi sức cấp cứu còn bé đi cách ly…”, BS Trang ngậm ngùi.
Dẫu gặp quá nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà các bác sĩ nản trí. Trang cho biết dù vất vả đến mức nào nhưng trong thâm tâm cô và những đồng nghiệp của mình luôn cố gắng hết sức để những bệnh nhân F0 được khỏi bệnh nhanh chóng đoàn tụ cùng gia đình.
Cô cho biết rất may khi được gia đình hai bên nội ngoại đã thay cô chăm sóc các con để Trang yên tâm ở đây. Điều nữ bác sĩ trẻ người dân tộc Nùng mong muốn nhất lúc này là kiểm soát được dịch bệnh. “Hy vọng dập dịch nhanh để tôi còn về Bắc Giang đón cháu nhỏ”, vị bác sĩ chia sẻ mong ước nhỏ nhoi.
Bà mẹ sinh 5 kỷ lục ở Việt Nam, nỗi đau khi cả nhà mắc Covid-19
Chị Lê Huỳnh Anh Thư – bà mẹ sinh 5 con, kỷ lục 1 lần sinh tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện dịch Covid-19 tràn tới gia đình chị, những ngày tháng vô cùng chới với, khi mẹ chồng nhiễm bệnh và mất, 6 mẹ con phải gắng vượt qua
N. Huyền