Bắc Ninh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022

Cùng với công tác tham mưu, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền, công tác thanh, kiểm tra, giám sát ATTP cũng được Ban quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp  

Nhằm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022, thực hiện kế hoạch công tác tháng 4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh đã chủ động xây dựng kế hoạch với các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.

Ban quản lý đã tham mưu, ban hành một loạt văn bản điều hành hoạt động chuyên môn như: Kế hoạch tổ chức Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2022; tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về ATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2022…

{keywords}
Bắc Ninh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022

Nhờ đó, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt trong công tác truyền thông. Cụ thể, trong tháng 4, tuyến tỉnh tổ chức đăng 19 tin/bài trên trang thông tin điện tử của Ban, đẩy mạnh tuyên truyền qua pano điện tử, băng rôn, băng đĩa, gửi 56.550 tin nhắn tuyên truyền; Tổ chức 1 lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm cho 1 cơ sở với 11 người  trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm.

Ở cấp huyện, xã các địa phương đã thực hiện phát thanh 15 tin bài/40 lần phát;cấp phát 100 tờ rơi, treo 01 băng rôn và 01 áp phích; Tổ chức 12 lớp tập huấn, cập nhập kiến thức về an toàn thực phẩm cho 65 cơ sở với 184 người tham gia.

Đối với công tác cấp giấy chứng nhận, xác nhận, tiếp nhận hồ sơ, toàn tỉnh tiếp nhận 6 hồ sơ công bố, 86 hồ sơ tự công bố sản phẩm. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 78 cơ sở. Tiếp nhận 33 giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng với công tác tham mưu, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền, công tác thanh, kiểm tra, giám sát, cũng được Ban quản lý triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã.

Theo đó, tuyến tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra 24 cơ sở, trong đó 22 cơ sở đạt yêu cầu, 02 cơ sở không đạt yêu cầu; Tuyến huyện, xã, tiến hành kiểm tra 57 cơ sở, trong đó 23 cơ sở đạt yêu cầu, 34 cơ sở không đạt yêu cầu. Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Cũng trong tháng 4, BQL đã tổ chức thành công Hội nghị triển khai Công tác đảm bảo An toàn thực phẩm và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.

Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Tháng 5/2022, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chỉ đạo các phòng, đội thuộc Ban làm tốt công tác chuyên môn trong đảm bảo ATTP.

Tích cực phối hợp chặt với các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP. Tăng cường đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát ATTP góp phần hạn chế nguy cơ mất ATTP, ngộ độc thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Địa phương đi đầu có CTV An toàn thực phẩm đến từng xã

Được đánh giá là địa phương thực hiện tốt công tác ATTP, để có được kết quả này, Bắc Ninh đã xác định ATTP là nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 6-6-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã đưa ra nhiệm vụ “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm”. Theo đó,  bộ máy hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được kiện toàn từ tỉnh đến xã.

Tại 126 xã, phường, thị trấn có cộng tác viên về an toàn thực phẩm. 92% người sản xuất, chế biến thực phẩm; 91,2% người kinh doanh thực phẩm; 93,3% người tiêu dùng và 98,4% lãnh đạo quản lý được tiếp cận với các thông tin về an toàn thực phẩm.

Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất thực phẩm an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm an toàn: 60% nông dân trồng rau thực hiện cam kết sản xuất an toàn, 14% cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ thực hiện cam kết chăn nuôi an toàn.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được nâng cao, với 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; 100% siêu thị được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% sản phẩm nông sản trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng và đủ điều kiện an toàn thực phẩm; có 3 chợ thực phẩm được quy hoạch và kiểm soát theo tiêu chí chợ bảo đảm an toàn thực phẩm; 29,25% cơ sở kinh doanh nông sản, thủy sản tại các chợ  kê khai nguồn gốc xuất xứ; 98% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể thuộc diện cấp Giấy chứng nhận hoặc thuộc diện ký cam kết được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoặc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; 96,15% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ, lẻ thuộc diện cấp Giấy chứng nhận hoặc thuộc diện ký cam kết được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoặc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại...

H. Anh 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !