ASEAN tập trung phát triển du lịch nội địa

Nhằm vực dậy nền công nghiệp du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, các nước ASEAN đang tập trung phát triển du lịch nội địa. 

Một trong những ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng đầu tiên từ dịch Covid-19 phải kể tới du lịch. Trong khi đó, Đông Nam Á lâu nay là một trong hững địa điểm du lịch được yêu thích nhất trên thế giới. Nơi đây quy tụ hơn 30 di sản thế giới như đền Angkor Wat, vịnh Hạ Long, v.v…

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nhanh chóng, phần lớn các nước thành viên ASEAN đều ban bố lệnh cấm những chuyến bay thương mại quốc tế. Do đó, ngành du lịch trong khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề.

{keywords}
ASEAN tập trung phát triển du lịch nội địa để phục hồi ngành công nghiệp du lịch bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin từng tuyên bố dịch Covid-19 bùng phát khiến ngành du lịch nước này chịu thiệt hại 789,6 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2020. Thái Lan cũng cho hay, ngành du lịch nước này có thể mất tới 5 triệu du khách tương đương thất thu khoảng 8 tỉ USD trong năm nay. Việt Nam cũng ghi nhận tỷ lệ sụt giảm du khách trong tháng Tư tới 98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với ngành du lịch trong toàn khu vực được thể hiện qua việc hàng triệu người làn trong lĩnh vực này bị mất việc làm và hàng loạt khách sạn phải đóng cửa.

Khi mà các lệnh giới hạn nhằm ngăn sự lây lan của chặn dịch Covid-19 dần được nới lỏng, nhiều khách sạn và khu du lịch của các nước ASEAN đang chạy đua trở lại kinh doanh và tập trung chủ yếu vào nguồn khách trong nước.

Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia là bà Nancy Shukri cho biết, nước này sẽ cố gắng phục hồi ngành du lịch sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 bằng cách tập trung vào du lịch nội địa cũng như quảng bá những điểm đến du lịch an toàn.

“Mặc dù chiến dịch ‘Du lịch Malaysia 2020’ đã bị hủy bỏ, nhưng những nỗ lực thúc đẩy hình ảnh Malaysia là một điểm đến an toàn với du khách vẫn sẽ được triển khai. Ngay từ đầu, chúng tôi muốn chứng minh điều này thông qua ngành du lịch trong nước và tất cả chúng ta cần đóng góp một phần trong việc thúc đẩy du lịch trong nước”, bà Shukri nói.

Năm 2020 được xem là năm quan trọng đối với ngành công nghiệp du lịch Malaysia bởi quốc gia này có rất nhiều kế hoạch lớn cho chiến dịch mang tên “Du lịch Malaysia 2020”. Malaysia cũng từng kỳ vọng sẽ đón khoảng 30 triệu du khách trong năm nay và thu về 21,5 tỉ USD. Nhưng không may dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, kế hoạch của Malaysia không thể thành hiện thực. 

Song một dấu hiệu khởi sắc là hoạt động du lịch nội địa của Malaysia được cho sẽ tăng 30% trong vòng 6 tháng cho tới 1 năm tới.

Bà Shukri cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 28/6, 180.000 ghế ngồi trên máy bay đã được bán cho khách đi du lịch từ tháng 7 – 9 năm nay.

Ngoài ra, Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp lữ hành đảm bảo cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, an toàn, tạo lòng tin cho du khách.

Đặc biệt, các doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ sẽ nhận được các khoản vay vốn ưu đãi trị giá tối thiểu 50.000 ringgit cho đến tối đa là 10 triệu ringgit từ Ngân hàng SME Bank.

Du lịch là lĩnh vực kinh tế quan trọng của Malaysia. Trong năm 2019, quốc gia Đông Nam Á này đã đón tổng cộng 26,1 triệu du khách, mang lại nguồn doanh thu trên 86 tỉ ringgit.

Xu hướng du lịch nội địa gia tăng cũng được ghi nhận ở Thái Lan và Campuchia.

Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã thông qua gói kích cầu du lịch nội địa trị giá 22,4 tỉ bath (718 triệu USD) nhằm phục hồi nhanh chóng ngành công nghiệp du lịch nước nhà. Một phần ba dân số Thái Lan được cho sẽ đi du lịch trong nước vào nửa cuối năm nay.

Campuchia cũng đã đón gần 400.000 du khách nội địa trong 3 tuần đầu của tháng Năm. Bộ Du lịch Campuchia cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với các bên để đảm bảo việc thực thi những hướng dẫn an toàn cho du khách nội địa như quy định phòng bệnh mà Bộ Y tế nước này ban hành.

Minh Thu (lược dịch)

ASEAN – điểm sáng kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nền kinh tế chủ chốt của ASEAN sẽ nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 tới.

Làm "cao tốc" cho thương mại số khu vực ASEAN

Thương mại số trong ASEAN dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

ASEAN thúc đẩy quá trình bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch TMĐT

Các nước ASEAN đang thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022

Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 đã bế mạc vào tối ngày 24/12 cùng lễ trao giải cho các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ giành giải.

Chủ tịch nước: "Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN”

ASEAN đoàn kết đã đứng vững, trưởng thành vượt bậc, ngày càng vững mạnh, uy tín lên cao, vai trò trung tâm và hình ảnh trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là thành quả của sự hợp tác, chung tay của từng thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với ASEAN

Đó là khẳng định của tân Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập trung tâm này vào ngày 23/12 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Sự kiện 'Trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản' được tổ chức trước thềm kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Một trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023 đã được Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) cho ra mắt.

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tục phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022 đã chính thức diễn ra vào tối ngày 19/12 tại thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !