Asanzo lên tiếng trước cáo buộc của Sharp Việt Nam "tố" Asanzo giả mạo chứng từ

Trước thông tin Sharp Việt Nam "tố" Asanzo giả mạo bằng chứng sở hữu công nghệ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam đã lên tiếng trước cáo buộc này.

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, trước thông tin Sharp Việt Nam "tố" Asanzo giả mạo bằng chứng sở hữu công nghệ, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo cho biết, trong chiều 19/9 công ty đã cho người bay sang Hồng Kông để sáng hôm nay (20/9) làm việc lại với đối tác.

Trước giờ Asanzo không làm trực tiếp mà thông qua bên thứ 3 họ làm thủ tục nhập khẩu. Do đó, Asanzo sẽ đi xác nhận lại. Dự kiến, ngày mai sẽ có kết quả thông tin lại.

Trước đó, vào ngày 17/09, Asanzo tổ chức họp báo tự minh oan trước nghi án gian lận xuất xứ hàng hóa trên cơ sở 2 báo cáo của Tổng cục quản lý thị trường và Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải Quan). Trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng thì Bộ Tài chính mới là cơ quan đầu mối công bố kết luận cuối cùng về vụ việc. Ông Tam cho biết, gần 3 tháng chờ đợi các cơ quan kiểm tra, doanh nghiệp này thiệt hại 1.000 tỷ đồng. Sau 20 ngày tạm đóng cửa, Asanzo đã hoạt đông trở lại từ 17/9. 

Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc họp báo tự minh oan của Asanzo, ngày 19/9, ông Masashi Kubo-Tổng giám đốc Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam đã có văn bản gửi cơ quan hữu quan về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo công bố trước công chúng quan hệ hợp tác giữa Asanzo và Sharp-Roxy (Hong Kong).

Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo- Phạm Văn Tam (giữa) chủ trì buổi họp báo ngày 17/9

Trong văn bản, ông Masashi Kubo cho hay: Dưới danh nghĩa công ty con tại Việt Nam của Tập đoàn Sharp, là Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (SVN), đã nhận được thông tin rằng trong buổi họp báo ngày 17/9 của một nhà sản xuất Việt Nam là công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Asanzo) công bố trước công chúng về bằng chứng Asanzo đang sở hữu công nghệ Nhật Bản như các phát ngôn trên truyền thông, đó là bằng chứng về quan hệ hợp tác giữa Asanzo và Sharp- Roxy (Hong Kong). Asanzo đã công bố lá thư xác nhận của Sharp- Roxy (Hong Kong) về mối quan hệ hợp tác này vào ngày 12/9/2019 như là bằng chứng.

Tuy nhiên, Sharp- Roxy (Hong Kong) đã công bố việc kết thúc liên doanh cùng công ty Roxy vào ngày 31/10/2016. Cụ thể, ngày 25/9/2016, Tập đoàn Sharp kết thúc việc liên doanh cùng công ty Điện tử Roxy và Sharp- Roxy (Hong Kong) trở thành công ty con 100% vốn sở hữu bởi Tập đoàn Sharp.

Ngày 31/10/2016 hoàn thành việc đăng ký thay đổi tên công ty từ Sharp-Roxy (Hong Kong) thành công ty TNHH Sharp Hong Kong.

Dựa trên sự thật đó, việc Sharp-Roxy (Hong Kong) xác nhận theo thư công bố của Asanzo vào ngày 12/9/2019 là không thể xảy ra.

“Do đó chúng tôi tin rằng, lá thư xác nhận bởi Sharp-Roxy (Hong Kong) được công bố bởi Asanzo trong buổi họp báo của họ vào ngày 17/9/2019 là giả mạo. Vì thế nội dung mà Asanzo đưa ra “Sharp Roxy Hong Kong tuyên bố và khẳng định rằng, chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện, điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan. Cho đến bây giờ, hợp đồng vẫn đang có hiệu lực là không đúng sự thật”, văn bản của Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam nêu.

Văn bảncủa Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam "tố" Asanzo giả mạo chứng từ

“Việc giả mạo chứng từ của Asanzo không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu Sharp được xây dựng hơn 107 năm lịch sử vởi Tập đoàn Sharp, và điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi, Tập đoàn Sharp và Sharp Việt Nam, đang tìm hiểu các pháp lý cần thiết để theo đuổi vụ kiện Asanzo trong vai trò bảo vệ thương hiệu Sharp toàn cầu”, Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam khẳng định.

Diệu Thùy

Loại quả đặc sản Sơn La dân hái không kịp bán, ở Hà Nội đắt nhất giá 1 triệu/kg

Trên rẻo cao huyện miền núi của tỉnh Sơn La, người nông dân tất bật thu hái những trái dâu tây chín đỏ, căng mọng. Quả đặc sản này đang đổ về Hà Nội với giá bán cao ngất ngưởng, có loại lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ngân hàng thẩm định giá để rao bán khoản nợ gần 500 tỷ đồng của 'đại gia vàng'

Agribank Chi nhánh 4 đang thông báo chào phí thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Kinh doanh đá quý và trang sức Đức Tiến, tại Agribank chi nhánh 4 để làm cơ sở xác định giá khởi điểm bán đấu giá công khai khoản nợ của 'đại gia vàng' này.

'Khẩu vị' LPBank, bầu Thụy đang rót tiền vào những đích ngắm nào?

Liên tiếp các động thái gần đây cho thấy LPBank do bầu Thụy làm Chủ tịch HĐQT đang đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, và nông nghiệp thông qua các “Thoả thuận hợp tác toàn diện”.

Tôm hùm bông 2.000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi không phù hợp, thời gian kiểm dịch con giống nhập khẩu chưa phù hợp.

Ông Tây tham vọng ươm tạo hàng chục startup triệu đô tại Việt Nam

Quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, nhưng Shark Erik không chỉ rót vốn mà còn dành đến 200-300 tiếng tham gia huấn luyện các startup ngay từ giai đoạn thai nghén dự án.

Cổ phiếu tăng nóng, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có quyết định bất ngờ

Sau khi công bố Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank cùng hai nhà đầu tư mua 130 triệu cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, công ty của bầu Đức bất ngờ hủy danh sách trên với lý do "báo cáo sai sót".

Agribank - 7 năm liên tiếp vào top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Năm 2023, Agribank đứng vị trí thứ 6 trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, thiết lập đỉnh mới 663 USD/tấn. Nguồn cung gạo toàn cầu năm sau được dự báo giảm mạnh 3,6 triệu tấn so với niên vụ trước.

Một triệu tỷ bị rút và việc 'bịt tai, che mắt' của 18 cán bộ thanh tra

Bà Trương Mỹ Lan rút hàng trăm ngàn tỷ tiền mặt để làm gì? Dòng tiền mặt khổng lồ đó chảy về đâu? Đó là câu hỏi mà chắc chắn cơ quan điều tra không bỏ qua.

Hé lộ về 2 người nước ngoài giúp bà Trương Mỹ Lan rút ruột Ngân hàng SCB

Trong số những người nắm giữ vị trí quan trọng tại SCB giúp bà Trương Mỹ Lan rút tiền của ngân hàng có 2 người nước ngoài. Cả hai người này hiện đã “cao chạy xa bay” và đang bị truy nã.