7 thói quen hủy hoại thị lực

Có rất nhiều thói quen bạn làm hàng ngày đã góp phần vào hủy hoại thị lực mà nhiều khi bạn không biết.

Khả năng thị lực cũng là một yếu tố di truyền, có người may mắn có thị lực tốt, cũng có người sinh ra đã phải gắn liền với cặp kính. Tuy nhiên, sức khỏe của mắt cũng phụ thuộc lớn vào chế độ sinh hoạt và thói quen hàng ngày của bạn.

Sau đây là những thói quen tác động tiêu cực đến thị lực của bạn.

Quên đeo kính râm

Tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể làm hỏng võng mạc và gây đục thủy tinh thể và phát triển các khối u. Thực tế này bạn phải lưu ý khi đi dưới cái nắng như thiêu đốt.

Bạn nên đeo kính râm để bảo vệ đôi mắt của mình. Bạn cũng cần phải lưu ý chọn loại kính râm phù hợp, có tác dụng ngăn cản tia UV. Điều này sẽ giúp tạo ra một “hàng rào bảo vệ” giữa võng mạc của bạn và luồng tia UV.

Hút thuốc

Trong nhãn khoa, mối liên hệ giữa hút thuốc lá và tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và mất thị lực trước 40 tuổi đã được chứng minh từ lâu.

Hút thuốc cũng có thể gây ra thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, có liên quan đến tổn thương một vùng nhỏ trên võng mạc chịu trách nhiệm về thị lực.

Khi khu vực nhỏ này bị ảnh hưởng, thị lực của bạn bắt đầu kém đi. Và hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lên gần hai lần.

Đeo kính áp tròng trong khi bơi lội và tắm

Nếu bạn không tháo kính áp tròng của mình trước khi xuống nước hoặc kính áp tròng của bạn không đủ tốt để chống nước thì trước khi tắm vi khuẩn có thể theo nước và đi vào mắt của bạn, sau đó sẽ gây ra các bệnh về mắt. Vì vậy, trước khi tắm, bạn nên tháo kính áp tròng ra hoặc cần trang bị cho mình một cặp kính thực sự tốt.

Dụi mắt thường xuyên

Khi bạn dụi mắt, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ theo tay đi vào mắt của bạn. Ngay khi bạn dụi mắt với bàn tay được rửa sạch sẽ thì bạn vẫn gặp nguy cơ làm tổn thương mắt của bạn.

Khi bạn dụi mắt, bạn làm hỏng giác mạc, và điều này dẫn đến sự phát triển của keratoconus, một căn bệnh khiến giác mạc trở nên mỏng hơn và bắt đầu phình ra bên ngoài.

Trong trường hợp này, các mạch mỏng manh xung quanh mắt bắt đầu tổn thương. Điều này làm cho thị lực của bạn ngày càng kém. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đau mắt đỏ.

Thường xuyên sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử

Nếu bạn ngồi máy tính và sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng khô mắt khó chịu. Điều này đặc biệt xảy ra khi bạn đang cố đọc văn bản chữ nhỏ với đèn nền màu xanh lam sáng.

Trong điều kiện đó, tần suất chớp mắt giảm, do đó màng nhầy của mắt bắt đầu khô dần. Do không đủ độ ẩm, mắt nhanh mệt hơn, nhìn mờ và thủy tinh thể của mắt bắt đầu biến dạng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến tình trạng võng mạc bị suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị.

Các bác sĩ nhãn khoa khuyên bạn nên tuân theo quy tắc 20-20-20 để giảm mỏi mắt hiệu quả. Đối với mỗi 20 phút dành cho máy tính và thiết bị điện tử, hãy nhìn ra xa 20 bước và giữ chúng trong 20 giây. Việc “khởi động” như vậy sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng tích tụ từ đôi mắt.

Chế độ ăn uống không cân bằng

Bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu cơ thể không nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thị lực sẽ bị suy giảm. Cà rốt, quả việt quất, gan, rau bina, cá có dầu… đều là thực phẩm rất tốt cho mắt.

Thiếu những thực phẩm này có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc sớm và đục thủy tinh thể, và trẻ em có thể bị cận thị. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ cho đôi mắt, nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên bổ sung bừa bãi. 

Hoạt động trong môi trường thiếu ánh sáng

Vào buổi tối, có thể rất dễ chịu khi đọc cuốn sách yêu thích của bạn dưới ánh sáng mờ của đèn bàn, mặc dù đôi khi bạn thích dùng nến hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, việc đọc sách thường xuyên trong điều kiện ánh sáng kém và tư thế không đúng có thể khiến thị lực của bạn trở nên tồi tệ hơn chỉ trong vài tháng.

Các bác sĩ nhãn khoa đặc biệt khuyên bạn nên làm việc, vẽ tranh hoặc đọc sách với ánh sáng vừa vặn và phân bố đều. Về vấn đề này, nằm đọc sách là lựa chọn nguy hiểm nhất, vì nó trực tiếp dẫn đến các vấn đề về thị lực bao gồm cả cận thị và loạn thị.

Hạ Thảo

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !