10 người tử vong vì rượu pha chế từ cồn công nghiệp
Chỉ trong 3 tháng vừa qua, các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục cấp cứu nhiều ca ngộ độc rượu, trong đó đã có trên 20 trường hợp được ghi nhận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Thống Nhất.
Liên tiếp có ca mắc Covid-19 từ BV Việt Đức chuyển sang, có sự lây chéo tại BV Thanh Nhàn?
Trong những ngày qua, tại BV Thanh Nhàn ghi nhận các ca mắc Covid-19 là người nhà, người bệnh từ BV Việt Đức chuyển sang. Liệu có hay không sự lây chéo tại đây?
Nhiều nguyên nhân ngộ độc rượu
PGS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực Phẩm, TPHCM cho biết, Ban đang khẩn trương phối hợp với các lực lượng liên quan của chính quyền địa phương điều tra làm rõ nguyên nhân.
Đến nay, số ca ngộ độc thực phẩm được ghi nhận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Thống Nhất là hơn 20 trường hợp. Sau khi ghi nhận các yếu tố dịch tễ liên quan đến các ca ngộ độc thực phẩm, Ban đang tiến hành kiểm tra, truy xuất, ngăn chặn các sản phẩm rượu không đảm bảo an toàn lưu thông ngoài thị trường.
Sáng 14/10, thông tin từ Ban quản lý An toàn Thực phẩm cho biết, quá trình điều tra bước đầu, Ban đã phát hiện một số đơn vị nghi ngờ và đang lấy mẫu phân tích hàm lượng methanol để củng cố hồ sơ, xử lý hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Ban An toàn Thực phẩm Thành phố cảnh báo, tình trạng ngộ độc rượu xảy ra là do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm (sử dụng rượu được sản xuất từ phương pháp lên men thủ công dễ tạo ra methanol, rượu pha chế từ cồn công nghiệp có chứa methanol hoặc cồn methanol, rượu ngâm thuốc, rượu ngâm cây rừng độc, rượu ngâm phủ tạng động vật….)
Ngoài ra, có tình trạng người nghiện rượu có mức thu nhập thấp hoặc thất nghiệp, không đủ điều kiện mua rượu có nguồn gốc xuất xứ đã tự mua cồn công nghiệp về pha chế thành rượu để thỏa mãn cơn say.
Riêng loại rượu pha chế từ cồn công nghiệp methanol, chất được phát hiện gây ngộ độc và tử vong cho các nạn nhân trên địa bàn Thành phố thời gian qua được xác định là chất kịch độc khi đi vào cơ thể.
Bệnh nhân tại quận Bình Tân đang cấp cứu đo ngộ độc rượu với nồng độ methanol máu hơn 160mg/dl - Ảnh: Bệnh viện Thống Nhất(T9/2021). |
Biểu hiện: Kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều.
Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường.
Nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ. Hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tiêu tiểu ra quần, tụt huyết áp, hôn mê.
Truỵ tim mạch, tử vong.
Thường gặp hai loại ngộ độc rượu chính là ngộ độc rượu Etylic (Ethanol) và ngộ độc rượu Metylic (Methanol).
Ngộ độc rượu Etylic (Ethanol)
Bao gồm có ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống rượu. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây “say” và 4-6g/lít có thể gây tử vong.
Ngộ độc rượu cấp tính: Giai đoạn đầu có biểu hiện nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng kiểm soát, kích động. Giai đoạn sau có phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, giãn mạch ngoại vi. Hơi thở của bệnh nhân có mùi rượu, buồn nôn, nôn đau bụng; khó thực hiện các động tác đơn giản; nói líu; đi lảo đảo; biểu hiện lơ mơ, nhìn mờ, lờ đờ; có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp…
Ngộ độc rượu mạn tính do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da niêm mạc nhợt do thiếu máu; xơ gan; ung thư.
Ngộ độc rượu Metylic (Methanol)
Methanol được dùng trong công nghiệp hóa chất, ngộ độc methanol xảy ra khi uống nhầm Methanol hoặc uống rượu có chứa methanol. Methanol rất độc vì chúng thải trừ chậm, ô xy hóa thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic. Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt…
Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ có biểu hiện cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu. Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh (co giật, hôn mê, co cứng toàn thân); rối loạn hô hấp (thở nhanh, phù phổi cấp); rối loạn tuần hoàn (mạch nhanh, huyết áp giảm); đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.
Ngộ độc rượu pha chế từ methanol thường gây nhiều khó khăn trong điều trị, nguy cơ tử vong cao, những trường hợp may mắn qua khỏi cũng có thể đối mặt với những di chứng nặng nề. Để tránh tình trạng trên, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM khuyến cáo người dân cần thận trọng trong việc sử dụng rượu, tuyệt đối không sử dụng các loại rượu không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.