Yếu tố hạt nhân trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm (Phần 2)

Một số cường quốc hạt nhân tham gia vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm, và do đó yếu tố hạt nhân là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi của cuộc xung đột.

Trong tất cả các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, ngoại trừ cuộc khủng hoảng Caribe, “tín hiệu hạt nhân” ở các cường độ khác nhau đã được sử dụng, kể cả trong cuộc xung đột Ukraine. Những ví dụ điển hình là “tín hiệu” của phương Tây trong cuộc khủng hoảng Berlin năm 1961, Liên Xô - trong cuộc khủng hoảng Suez, Nga - trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Về cơ bản, những bên đưa ra “tín hiệu” muốn đối phương thấy về khả năng họ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ngày nay, học thuyết này được công nhận bởi 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân (5 quốc gia được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân xem là các quốc gia có vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, Nga (trước đó là Liên Xô), Anh, Pháp và Trung Quốc) và hầu hết tất cả các quốc gia hạt nhân khác đều cho rằng “không thể có kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân”.

Cho đến nay, chỉ có các học thuyết quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đưa ra chính sách tấn công trả đũa, còn Mỹ và Nga đưa ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột thông thường.

Khái niệm “lằn ranh đỏ” là một phần không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Theo mặc định, “lằn ranh đỏ” của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm là điều cấm kỵ đối với sự đối đầu quân sự trực tiếp giữa các quốc gia hạt nhân trên lãnh thổ của một nước thứ ba.

Trong trường hợp một trong các cường quốc hạt nhân tham gia vào một cuộc xung đột khu vực một cách trực tiếp và công khai, thì các cường quốc khác tham gia trực tiếp và bí mật (như Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam). Ngoài ra, các quốc gia hạt nhân trong các cuộc xung đột này đã không có các hành động tấn công lẫn nhau.

Như đã nói, Nga đang trực tiếp và công khai tham gia vào giai đoạn hiện tại của cuộc xung đột Ukraine, trong khi các cường quốc hạt nhân Mỹ, Pháp và Anh gián tiếp tham gia. Ảnh hưởng tiềm tàng của yếu tố hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine đang gia tăng do NATO nói chung là một liên minh hạt nhân, thực hiện kế hoạch hạt nhân dựa trên lực lượng hạt nhân của Mỹ, cũng như chính sách “phân phối hạt nhân”.

Sự leo thang căng thẳng trong khuôn khổ xung đột Ukraine được thể hiện qua việc các chuyên gia quân sự nước ngoài, với khả năng cao, đang ở trên lãnh thổ Ukraine và cung cấp cho các lực lượng vũ trang của mình sự hỗ trợ linh hoạt trong các hoạt động chiến đấu chống lại Nga. Điều này làm mờ ranh giới giữa việc tham gia gián tiếp vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm và việc tham gia vào nó một cách trực tiếp và bí mật.

Nhìn chung, “lằn ranh đỏ” bị thu hẹp do sự can dự đa phương của các đối thủ của Nga vào cuộc xung đột, bao gồm cả việc truyền tải thông tin tình báo cho cũng như chỉ định mục tiêu cho quân đội Ukraine.

Điển hình: Tình báo Mỹ đã cung cấp cho Kiev thông tin về vị trí của tàu tuần dương Moscow, sau đó nó bị trúng đạn và chìm vào ngày 14/4/2022. Bộ Quốc phòng Nga thông báo về sự tham gia của các chuyên cơ Anh trong cuộc tấn công Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol vào ngày 29/10/2022 và về sự hiện diện của các đại diện của Hải quân Vương quốc Anh tại Ochakovo. Các lực lượng của Anh cũng được cho là đã tham gia vào hoạt động phá hoại các dây của đường ống dẫn khí đốt dưới nước Nord Stream và Nord Stream 2.

Trong trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy quá trình đàm phán được nối lại, căng thẳng xung đột Ukraine đang gia tăng nhanh chóng, dẫn đến khả năng trong vòng tiếp theo của cuộc chiến ủy nhiệm này, lực lượng vũ trang của các quốc gia hạt nhân chống lại Nga hoặc các quốc gia thành viên NATO khác có thể tham gia trực tiếp vào các hành động thù địch, một cách bí mật hoặc thậm chí trực tiếp. Nếu điều này xảy ra, thì xung đột vũ trang ở Ukraine, diễn ra từ năm 2014, sẽ phát triển từ một cuộc chiến ủy nhiệm thành một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và các nước ủng hộ Kiev, bao gồm cả các nước hạt nhân.

Do đó, không giống như nhiều cuộc chiến tranh ủy nhiệm có tính chất ngoại vi, cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962 và cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra là một phần trong tính toán chiến lược của một hoặc một số cường quốc hạt nhân.

Rõ ràng, trong cuộc xung đột Ukraine, các cường quốc đối đầu với Nga đã sử dụng gần như tất cả các hình thức hỗ trợ “được phép” cho Ukraine: hỗ trợ chính trị, tài chính, thông tin, cung cấp vũ khí, huấn luyện quân đội Ukraine trên lãnh thổ của các nước thứ ba, cung cấp thông tin tình báo, bao gồm chỉ định mục tiêu cho vũ khí chính xác cao…

Như vậy “lằn ranh đỏ” đang bị xóa mờ bởi vai trò của công nghệ quân sự hiện đại - cho phép một quốc gia hạt nhân gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được đối với một quốc gia khác bằng cách cung cấp cho bên thứ ba vũ khí thông thường chính xác tầm xa hoặc hỗ trợ bên đó bằng các khí tài quân sự nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác. Như đã nói, Mỹ và Liên Xô không sử dụng vũ khí tấn công lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm thời Chiến tranh Lạnh.

Ngày nay, ví dụ, có thể là các hệ thống phòng không đặt bên ngoài Ukraine, sẽ nhắm vào máy bay quân sự của Nga, cũng như các phương tiện khác được sử dụng để thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine. Nếu các quốc gia NATO cung cấp cho Kiev vũ khí tầm xa và cho phép Kiev sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu ở Nga thì ít nhất trong phạm vi biên giới tính đến ngày 24/2/2022, đây cũng có thể được coi là lần vượt qua “lằn ranh đỏ” gần đây nhất. Có thể giả định rằng, để đáp trả, Moscow có thể tấn công các mục tiêu nằm ngoài lãnh thổ Ukraine bằng các hệ thống tấn công thông thường. Điều này sẽ làm cho cuộc chiến ngày càng leo thang.

Chúng ta học được gì từ cuộc khủng hoảng Caribe?

Điểm độc đáo của cuộc xung đột Ukraine nằm ở chỗ nước này có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ hạt nhân, cả dân sự và quân sự. Trong những năm Ukraine là một phần của Liên Xô, một kho vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật đáng kể đã được đặt trên lãnh thổ Ukraine.

Vào tháng 12/1994, Ukraine, Nga, Anh và Mỹ đã ký Bản ghi nhớ Budapest đa phương về đảm bảo an ninh liên quan đến việc Ukraine gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân/NPT (Ukraine gia nhập vào tháng 11/1994). Đến giữa năm 1996, tất cả vũ khí hạt nhân từ Ukraine đã được rút về Nga.

Yếu tố vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng bộc lộ rõ ​​khi vào tháng 3/2022, Nga và Trung Quốc cáo buộc Kiev về sự tồn tại trên lãnh thổ nhiều phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ tài trợ và được thiết kế để phát triển các yếu tố của vũ khí sinh học. Tháng 10/2022, Nga cáo buộc Ukraine chuẩn bị sử dụng “bom bẩn” và yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế điều tra.

Xung đột Ukraine đã leo thang thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm toàn diện giữa các cường quốc hạt nhân. Mỹ, Anh và các quốc gia khác cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự quy mô lớn và các hình thức hỗ trợ khác đến mức bản chất gián tiếp của việc họ tham gia vào cuộc xung đột quân sự ngày càng bị xóa nhòa. Ngày càng có nhiều khả năng xảy ra sự cố quân sự vô tình hoặc cố ý trực tiếp giữa các lực lượng Nga và NATO.

Từ trước đến nay, yếu tố hạt nhân vẫn được thể hiện trong “tín hiệu hạt nhân” mãnh liệt. Đồng thời, cả hai bên đều nghi ngờ nhau đang phát triển các kịch bản dự phòng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Nga lên kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine. Đổi lại, Nga cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nếu quân đội NATO quyết định tấn công lãnh thổ Nga hoặc lãnh thổ của các đồng minh.

Điều tương tự cũng áp dụng cho kịch bản trong đó quân đội của Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ được triển khai trên lãnh thổ của Ukraine - dưới danh nghĩa của chính họ hoặc bí mật. Trong trường hợp này, một cuộc đụng độ quân sự giữa các lực lượng của Nga và NATO sẽ gần như không thể tránh khỏi và sẽ gây ra những hậu quả bất lợi có tính chất toàn cầu.

Trong những điều kiện như vậy, việc quay trở lại tiến trình đàm phán là cấp thiết. Tiếp theo là việc tuyên bố ngừng bắn vô điều kiện và khởi động một tiến trình chính trị đa phương nhằm hướng tới một giải pháp hòa bình đảm bảo an ninh đối với Ukraine, Nga và về an ninh của toàn châu Âu.

Ở mức tối thiểu, cuộc chiến ủy nhiệm nguy hiểm nhất kể từ năm 1962 phải chuyển thành một cuộc xung đột đóng băng, với sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên đường liên lạc để duy trì sự ổn định đủ lâu để làm sống lại hy vọng về một nền hòa bình lâu dài.

Hạ Thảo (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !