Y bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ TP. HCM và những 'ngày tháng không thể nào quên'

Dù xác định trước tư tưởng nhưng điều dưỡng Điệp vẫn sốc khi chứng kiến số lượng bệnh nhân tử vong mỗi ngày quá lớn, có ngày tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 ghi nhận 20-30 người tử vong.

 

{keywords}
Các y bác sĩ BV Bạch Mai tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP. Hồ Chí Minh 

2,5 tháng tiếp nhận trên 1.300 bệnh nhân Covid-19 nặng

Sau 2,5 tháng hoạt động, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Ngày 15/10/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai đã tổng kết và bàn giao Trung tâm cho Bệnh viện nhân dân Gia Định.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Phó giám đốc Trung tâm cho biết, mặc dù phải triển khai trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn nhưng với tinh thần “tất cả vì Miền Nam thân yêu”, đội ngũ nhân lực tinh nhuệ nhất, hệ thống máy móc hiện đại nhất đã được huy động để chi viện cho TP. HCM.

Nhiều kỹ thuật cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị đã được triển khai. Bên cạnh các kỹ thuật điều trị thường quy như thở oxy kính/mask, thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập, Trung tâm đã triển khai các kỹ thuật cao như ECMO, lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ cytokine, thở khí NO, kỹ thuật cắt lớp phổi trở kháng (EIT)... Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị lâm sàng và cận lâm sàng là tiền đề để giải quyết hiệu quả các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch.

Trong thời gian hơn 2 tháng, Trung tâm đã tiếp nhận trên 1.300 bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó có 363 ca đã được điều trị qua cơn nguy kịch, chuyển xuống tuyến dưới để tiếp tục điều trị; 213 ca đã được ra viện trong niềm vui và hạnh phúc của người thân và các thầy thuốc, trong đó nhiều ca nguy kịch đã được cứu sống ngoạn mục.

Để xử lý được khối công việc khổng lồ, Bệnh viện Bạch Mai đã huy động hơn 500 cán bộ, nhân viên y tế chi viện cho TP Hồ Chí Minh.

Lên đường vào TP Hồ Chí Minh từ đầu tháng 8, điều dưỡng Trương Anh Điệp, Trung tâm thận tiết niệu và lọc máu, BV Bạch Mai cho biết: gần 2 tháng trước khi em cùng đoàn công tác vào hỗ trợ TP Hồ Chí Minh đúng thời gian cao điểm với nhiều bệnh nhân nặng. Mọi người đều xác định tư tưởng sẽ vất vả nên không lăn tăn, suy nghĩ gì về cường độ công việc dù khá căng thẳng.

{keywords}
Điều dưỡng Trương Anh Điệp

Thế nhưng, Điệp và một số đồng nghiệp trong đoàn cảm thấy sốc và chịu nhiều áp lực khi số lượng bệnh nhân nặng nhiều, diễn biến tử vong nhanh.

Công việc của Điều dưỡng Điệp là chăm sóc bệnh nhân ở tất cả các khâu, từ ăn uống tắm giặt đến thay rửa, vệ sinh và cho đến phút cuối bệnh nhân tử vong phải tháo máy móc, lau sạch sẽ gọn gàng… Vì thế dù xác định trước tư tưởng nhưng Điệp vẫn sốc.

“Chúng em không nghĩ là có nhiều bệnh nhân nặng và tình huống nhiều như vậy. Những ngày đầu em rất sợ cảm giác đối diện với tình trạng bệnh nhân nặng vì diễn biến rất nhanh, ranh giới sống-chết rất gần.

Em rất sốc khi chứng kiến số lượng bệnh nhân tử vong mỗi ngày quá lớn. Cao điểm có ngày tại Trung tâm ghi nhận 20-30 người tử vong. Đã có lúc không có động lực để làm nhưng cứ ngày qua ngày chúng em nghĩ phải cố gắng tự động viên bản thân”, Điều dưỡng Điệp nói.

Trong khi đó với BS. Đỗ Tuấn Anh, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thì quãng thời gian 50 ngày trôi qua thật nhanh. Ở trong tâm dịch, anh cùng đồng nghiệp đã quên đi ý niệm về ngày, tháng.

“Cuộc sống xoay vần vào ca kíp nên vào trong này không có khái niệm về thời gian. Không có khái niệm ngày, tháng. Mọi người chỉ biết hôm nay làm ca 1, ngày mai làm ca 2, ngày kia làm ca 3. Vì thế thời gian cũng trôi rất nhanh, ngoảnh đi ngoảnh lại đã gần 2 tháng trôi qua”, BS Đỗ Tuấn Anh nói.

Nhớ lại thời gian đầu mới đến nhận nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 của BV Bạch Mai, BS. Đỗ Anh cho biết: Mặc dù không đến mức ám ảnh hay stress sốc vì bản thân anh làm ở đơn vị điều trị tích cực, làm hồi sức sơ sinh nên nhiều trẻ nặng, anh đã chứng kiến nhiều ca tử vong. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi có những tác động mạnh mẽ đến cảm xúc.

Dù đã chuẩn bị tinh thần trước khi lên đường tình hình sẽ khốc liệt nhưng vào thực tế, chứng kiến bệnh nhân chuyển nặng nhanh mà không làm được gì hơn, BS Đỗ Tuấn Anh vẫn có những cảm giác mất mát, tác động mạnh mẽ đến tâm trạng bản thân.

Lan toả tình yêu thương 

Dẫu vậy, anh và các đồng nghiệp luôn nỗ lực làm hết sức bằng cái tâm, chuyên môn của mình để mang đến điều tốt nhất cho người bệnh. Đền đáp lại những nỗ lực của nhân viên y tế, dần dần tỉ lệ bệnh nhân nặng tại Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 của BV Bạch Mai đã giảm đi. Bệnh nhân được rút ống thở, ra viện, chuyển viện nhiều lên khiến họ thấy được động viên, an ủi.

“Bệnh nhân được hồi sinh thì chúng em làm việc thấy vui vẻ, thoải mái hơn nhiều. Không phải đối mặt với bệnh nhân nặng mà thay vào đó là sự đông đúc của nhân viên y tế, bệnh nhân giảm dần, bệnh viện dần vắng bóng. Cảm giác buồn bã những ngày đầu không còn, thay vào đó là cảm giác bâng khuâng, bịn rịn khi sắp chia tay”, điều dưỡng Điệp tâm sự.

Với chị Điệp, khoảng thời gian gần 2 tháng mọi người kề vai sát cánh bên nhau chiến đấu giành giật sự sống cho bệnh nhân dù có khốc liệt nhưng đổi lại, anh em đồng nghiệp thêm đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau hơn vì tất cả đều hướng đến mục tiêu chung.

“Ở ngoài Hà Nội ai cũng đối mặt với cơm áo gạo tiền, gia đình nhưng vào đây chỉ có công việc, chỉ có anh em với nhau nên tình cảm anh em đồng nghiệp dâng lên rất nhiều.

Mọi người giúp đỡ, chia sẻ với nhau từ gói mì tôm, từ chút gia vị như quả chanh, quả ớt; hay ai về sớm thì lấy cơm cho nhau; chia nhau từng chút nước rửa bát, dầu gội đầu hay xà phòng… Ai không có gì thì đều san sẻ cho nhau yêu lắm, vui lắm. Có lẽ trong cuộc đời không bao giờ có lần thứ 2 như thế này. Đó là những điều tích cực mà đại dịch mang đến cho chúng em”, Điệp tâm sự.

Trong khi đó, sinh viên Ngô Kim Hồng, lớp điều dưỡng K7B Trường CĐYT Bạch Mai thì lại cho rằng, hơn 50 ngày “ăn, ngủ” khi Sài Gòn 'bệnh' dù có những lúc mệt mỏi cùng những lo lắng của bản thân và gia đình đôi khi làm chúng em chùn bước.

Nhưng chính sự quan tâm, động viên của thầy cô là động lực thôi thúc chúng em mạnh mẽ hơn tiến về phía trước để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hơn 50 ngày tham gia vào cuộc chiến ở thời điểm Thành phố “bệnh” nặng nhất, Hồng cho biết đó là những trải nghiệm quý báu, giúp em và các bạn có nhiều bài học và trên hết là sự trưởng thành hơn. Hơn hết cả đó là sự sẻ chia, tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn của mỗi người.

Huyền Anh

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !