Xung quanh việc 'sắp có thuốc điều trị Covid- 19 của Việt Nam'

Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, đơn vị này bước đầu đã nghiên cứu thành công tổng hợp thuốc Favipiravir điều trị Covid-19. Tới đây, nhóm sẽ nghiên cứu hoàn thiện, ổn định quy trình, nâng quy mô quy trình tổng hợp, dự kiến công bố bằng sáng chế.

{keywords}
Các nhà khoa học Viện Hoá học nghiên cứu thành công tổng hợp thuốc Favipiravir điều trị Covid-19 (Ảnh Viện Hoá học cung cấp) 

Trao đổi với PV Infonet, GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến – Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, đơn vị này bước đầu đã nghiên cứu thành công tổng hợp thuốc Favipiravir điều trị Covid-19.

Đây là nhiệm vụ mà Viện Hoá học thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo đó, chỉ qua ba bước phản ứng đơn giản, hiệu quả, từ nguyên liệu sẵn có với giá thành rẻ, các nhà khoa học Viện Hoá học đã nghiên cứu thành công tổng hợp thuốc Favipiravir điều trị Covid-19.

Trong khi đó, các công bố khoa học hiện nay phải qua 7-8 bước phản ứng. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2020 với mong muốn hạn chế phụ thuộc nguồn thuốc nhập khẩu.

Giáo sư Tuyến cho biết, bệnh dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mọi quốc gia đang không ngừng nỗ lực hướng tới việc điều trị và phát triển vắc xin, nhưng cho đến nay thu được không nhiều thành công.

Gần đây, một số phác đồ đã được thử nghiệm để điều trị bệnh Covid-19 bằng các thuốc kháng virus.

Trong số các loại thuốc này, Favipiravir được coi là thuốc kháng virus phổ rộng với phổ hoạt tính chống lại nhiều loại virus RNA và là thuốc kháng virus đường uống tốt, với sinh khả dụng >97%.

Thuốc này đã chứng minh được hồ sơ an toàn và đã được chấp thuận của FDA đối với bệnh Cúm kháng thuốc. Ngày càng có nhiều bằng chứng khả quan về kết quả điều trị đối với Covid-19 về khả năng loại bỏ virus sớm và giảm triệu chứng nhanh hơn. Favipiravir là một loại thuốc kháng virus đã được cấp phép tại Nhật Bản từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm.

'Thuốc hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme virus có tên là RNA polymerase, ngăn chặn sự nhân lên của virus trong tế bào người. Enzyme virus này phổ biến đối với một số loại virus, bao gồm SARS-CoV-2, gây ra Covid-19', GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến cho biết..

Favipiravir đã được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19 đến pha 3, cho nhiều kết quả khả quan.

Favipiravir, khi được sử dụng trong các trường hợp nhẹ hoặc trung bình, có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển đến mức độ nghiêm trọng hơn, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện.

Thuốc giúp loại bỏ virus sớm để hạn chế lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. Cùng với thuốc Remdesivir, thuốc Favipiravir đang được thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3, cho nhiều kết quả tích cực và đã được một số nước cấp phép cho điều trị virus Sars-CoV-2.

GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến  cho biết, trong thời gian tới, nhóm sẽ nghiên cứu hoàn thiện, ổn định quy trình, nâng quy mô quy trình tổng hợp và dự kiến sẽ công bố bằng sáng chế.

Hiện trong hướng dẫn phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế, dù chưa có thuốc điều trị  Covid-19 đặc hiệu nhưng ở lần cập nhật thứ 4, Bộ Y tế đã cho biết hiệu quả một số thuốc kháng virus như các thuốc Lopinavir, Ritonavir, Interferon sẵn có trong nước, giúp bệnh nhân hết virus sau 7 ngày.

Đối với thuốc Favipiravir mới được Viện Hoá học công bố, Ths BS Vũ Minh Điền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng quản lý chất lượng và Công nghệ Thông tin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nói với phóng viên, “hiện chưa có thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả”.

Theo BS Vũ Minh Điền, trong phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế cũng chưa đưa loại thuốc đặc trị nào thực sự có hiệu quả vào trong hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

N. Huyền

Sau tiêm vắc xin Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì?

Sau tiêm vắc xin Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì?

Người có chế độ ăn uống khoa học có thể mang lại hiệu quả của vắc xin Covid-19 tốt hơn là người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

 

Sự thật sau bức ảnh nhiều trẻ em mặc đồ bảo hộ đi cách ly tập trung ở Phú Yên

Sự thật sau bức ảnh nhiều trẻ em mặc đồ bảo hộ đi cách ly tập trung ở Phú Yên

Cha mẹ các bé này là F0 hoặc nghi là F0 nhưng không có biểu hiện xấu về sức khỏe, các bé thì có bé là F0, bé là F1 và do còn nhỏ tuổi nên gia đình đề nghị được đi cùng cha mẹ để có điều kiện chăm sóc.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !