Sau tiêm vắc xin Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì?
Người có chế độ ăn uống khoa học có thể mang lại hiệu quả của vắc xin Covid-19 tốt hơn là người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
Sau khi tiêm vắc xin bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?
Câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra - sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?
5 điều nên làm
Mặc dù tất cả các loại vắc xin ngừa Covid-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường, vắc xin đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào.
Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vắc xin. Mặc dù các nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng đối với vắc xin chưa được công bố, nhưng cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng là ưu tiên thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng, kháng viêm.
Ảnh minh họa. |
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã đưa ra 9 lời khuyên nên và không nên sau tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19.
Thứ nhất, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm, đây là điều quan trọng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
Thứ hai, bổ sung nước trước và sau tiêm
Sau tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả, nước chanh, nước cam để bổ sung thêm vitamin C, A
Thứ ba, ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm
Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá, trứng sữa các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây tươi.
Thứ tư, ăn các thức mềm, dễ tiêu hóa
Nếu sau tiêm buồn nôn và chán ăn nên chọn thức ăn như cháo, súp, cháo đậu xanh, chia nhỏ các bữa ăn
Thứ năm: Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng sau tiêm
Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Để tăng chất lượng giấc ngủ trước khi tiêm chủng, đặc biệt là vào đêm hôm trước, nên có chế độ ăn lành mạnh.
Cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ nên nghỉ ngơi có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm quanh nhà, đạp xe tĩnh tại nhà
4 điều không nên
Thứ nhất, không nên để bụng đói trước khi tiêm, nhịn đói trước tiêm có thể khiến người tiêm bị chóng mặt, ngất xỉu nhất là những người sợ tiêm.
Thứ hai, uống rượu bia trước và sau tiêm
Rượu bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.
Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.
Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.
Thứ ba, uống nhiều thực phẩm chứa cafein như trà, cà phê, nước tăng lực trước khi tiêm. Vì trà, cà phê làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều điều này có thể ảnh hưởng đến khám sàng lọc, chỉ định tiêm.
Thứ tư, ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên nước, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.
K.Chi
(i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
(ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
(iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).