Xung quanh quá nhiều 'người dương', lương y bày cách chăm sóc sức khoẻ chủ động cho F0, F1

Trong những ngày gần đây, số mắc Covid-19 mới trong cả nước đã lên đến hàng trăm nghìn ca mỗi ngày, điều này khiến nhiều người có tâm lý lo lắng nhưng cũng không ít người chủ quan tặc lưỡi quan niệm “rồi ai cũng bị cả thôi”

Thông thường, khi biết mình là F0, mọi người đều tự ý thức khai báo y tế, cách ly, theo dõi sức khỏe, điều trị theo hướng dẫn hoặc nhập viện nếu cần. Tuy nhiên, đối với F1 thì xảy ra một số vấn đề sau đây.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Nhiều người F1 lo lắng thái quá tới mức test nhanh quá nhiều gây lãng phí không cần thiết. Mua kit để test Covid-19 mỗi ngày đâu khiến bản thân tránh được F0. Thậm chí có những người test mỗi ngày 2-3 lần, gây tốn kém tiền của.

Trong khi nhiều F1 lại quá chủ quan, cho rằng bị bệnh tầm này cũng là chuyện bình thường, thản nhiên không phòng chống cho bản thân và những người xung quanh. Tỷ lệ người F1 trở thành F0 rất cao, vậy nên những F1 này chính là nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp không biết mình là F0, F1 nên cũng chủ quan, vẫn hoạt động và giao tiếp bình thường và hậu quả là làm lây lan dịch bệnh và không đảm bảo được sức khỏe cho bản thân.

PGĐ Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 đưa ra quy tắc 4P lấy lại sức sau khi âm tính

PGĐ Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 đưa ra quy tắc 4P lấy lại sức sau khi âm tính

Những F0 sau khi khỏi Covid-19 cần nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh giấc ngủ tốt và các chiến lược quản lý mệt mỏi cụ thể, có phương pháp để bảo tồn năng lượng trong công việc và sinh hoạt dựa trên quy tắc 4P.  

Vậy nên, trong giai đoạn này, chúng ta phải làm gì để chăm sóc sức khỏe chủ động?

Vẫn tiếp tục thực hiện khuyến cáo 5K và các biện pháp phòng bệnh

Hiện tại, mọi hoạt động xã hội đang diễn ra trong trạng thái bình thường mới nhưng bản thân mỗi chúng ta vẫn nên tự ý thức thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế bao gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng tránh Covid-19 chúng ta nên chủ động thực hiện các phương pháp sau đây:

-       Uống thuốc phòng bệnh với các loại thảo dược: Sử dụng các vị thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm, ức chế virus (phù chính khu tà).

-       Chuẩn bị sẵn và sử dụng mỗi ngày những những thức uống thảo dược giúp phòng chống bệnh như tỏi ngâm mật ong, quất gừng sả ngâm mật ong hoặc nước mật ong giấm táo chanh sả gừng nghệ…

-       Làm sạch cơ thể với thảo dược (đun thuốc tắm hoặc sử dụng muối tắm);

-       Xông không khí trong nhà với hương trầm thảo dược, tinh dầu thảo dược hoặc bài thuốc thảo dược;

-       Chườm ấm bụng, sống lưng với gối chườm thảo dược;

-       Vệ sinh mũi họng và làm ấm vùng mũi họng mỗi ngày;

-       Xông mũi họng bằng tỏi và bằng bài thuốc thảo dược.

Nếu thực hiện được những điều như trên, chúng ta đã làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh.

1.    Lắng nghe cơ thể

Hơn ai hết chúng ta là người cảm nhận rõ nhất sức khỏe của bản thân và cần phải lắng nghe cơ thể mình. Hãy coi như mình là F0, hãy quan tâm đến sức khỏe và xử lý khi có những biểu hiện bất thường:

-       Nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi, không nên làm việc gắng sức;

-       Ho thì sử dụng các phương pháp chữa ho tự nhiên như ăn tỏi mật ong, quất hấp mật ong…;

-       Sốt chườm ấm, bù nước, bù điện giải, uống thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ trên 38,5oC và hạ sốt bằng các loại thảo dược như chanh, diếp cá, trúc diệp…;

-       Sốt rét gai rét uống thêm nước sắc lá tía tô;

-       Có đờm thì ăn lá cải xanh hoặc mù tạt cay xộc lên đỉnh đầu vài lần là hết đờm;

-       Nếu tắc ngạt mũi thì xông mũi họng bằng tỏi và bằng bài thuốc thảo dược;

-       Cảm thấy ớn lạnh, rét run thì xông thảo dược, ăn cháo nóng với hành và tía tô;

-       Mỗi sáng thức dậy hãy làm ấm bụng, làm sạch đường ruột bằng 1 ly nước ấm pha thêm mật ong, chanh hoặc làm mật ong quất gừng sả;

-       Súc họng, xịt mũi họng bằng nước muối sinh lý, thuốc xịt thảo dược ngày 2-3 lần;

-       Bồi bổ sức khỏe để nhanh lại sức bằng thuốc bổ như đông trùng hạ thảo, sâm Ngọc Linh, nhân sâm, tam thất, nấm linh chi hoặc món ăn bài thuốc bổ khí huyết, ngũ tạng.

2.    Test nhanh Covid-19 đúng thời điểm

Test nhanh Covid-19 mỗi ngày, đâu khiến bản thân chúng ta tránh được F0? Vậy khi nào chúng ta nên test:

-       Test theo yêu cầu của nơi chúng ta đến theo quy định như: Bệnh viện, khách sạn, sân bay…

-       Test khi biết thông tin mình tiếp xúc với F0, nếu âm tính thì nên test lại sau 3-5 ngày. Trong lúc đó, xác định mình là F1 cần phải chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng chống cho bản thân và những người xung quanh.

-       Nếu test nhanh dương tính, có thể test PCR tại bệnh viện để chẩn đoán xác định và định lượng virus nếu có điều kiện. F0 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng điều trị tại nhà nên test nhanh 3 ngày 1 lần, không cần thiết phải test mỗi ngày.

3.    Bình tĩnh, lạc quan ứng phó với bệnh dịch

Sự căng thẳng, lo lắng quá độ hoặc kéo dài, lặp lại thường xuyên sẽ tạo ra sự mất cân bằng lặp đi lặp lại đối với việc kiểm soát năng lượng, dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, là yếu tố nguy cơ khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh.

Cho dù Covid-19 là dịch bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều tổn thất về sức khỏe và đời sống nhưng chúng ta không nên lo lắng thái quá hoặc hoảng sợ mà cần phải chuẩn bị tâm lý và tinh thần chống lại bệnh dịch.

Cần phải trang bị đủ các kiến thức về phòng chống bệnh với tâm lý vững vàng, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống diễn ra trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp. Hãy lắng nghe cơ thể, liên hệ y tế nếu thấy các biểu hiện bất thường như các triệu chứng của Covid-19 được cơ quan y tế cảnh báo bao gồm: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác…

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang

Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam

Trẻ bị Covid-19 cho uống kháng sinh, thuốc kháng virus là 'bắn tên không đích'

Trẻ bị Covid-19 cho uống kháng sinh, thuốc kháng virus là 'bắn tên không đích'

Nhiều trường hợp trẻ nhiễm Covid-19, sợ biến chứng, hậu Covid-19, cha mẹ vội vàng cho con sử dụng kháng sinh, thậm chí cả thuốc kháng virus.

F0 ngạt mũi phải làm gì để không phải há mồm để thở?

F0 ngạt mũi phải làm gì để không phải há mồm để thở?

Không chỉ đau ho, đau họng, nhiều F0 điều trị tại nhà hiện nay cũng rơi vào tình trạng ngạt mũi, gây khó khăn cho việc thở.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đang cập nhật dữ liệu !