Trẻ bị Covid-19 cho uống kháng sinh, thuốc kháng virus là 'bắn tên không đích'
Nhiều trường hợp trẻ nhiễm Covid-19, sợ biến chứng, hậu Covid-19, cha mẹ vội vàng cho con sử dụng kháng sinh, thậm chí cả thuốc kháng virus.
Chị Nguyễn Hà Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ cả nhà chị 5 người thì 4 người là F0. Khi là F0, người thân của chị Hà Anh đã vội vàng mua cho cả nhà chị thuốc kháng virus. Con gái chị Hà Anh 16 tuổi, đang học lớp 10 cũng được mẹ cho uống thuốc kháng virus với mong muốn nhanh âm tính.
Khi tư vấn bác sĩ qua zalo, bác sĩ bất ngờ với túi thuốc của nhà chị Hà Anh nào là kháng sinh, kháng virus. Bác sĩ cũng sốc vì thuốc kháng virus tuyệt đối không dành cho trẻ dưới 18 tuổi thì nhà chị Hà Anh cho uống hết với hi vọng virus đào thải nhanh hơn.
BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội cho biết, có rất nhiều bệnh nhân F0 theo dõi tại nhà và dùng thuốc bừa bãi. Có những người cũng là dân văn phòng, trí thức nhưng kiến thức dùng thuốc vẫn rất mịt mờ.
Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân Lê Thị Lan P. (35 tuổi, Hà Nội) mắc Covid-19. Chị P. đọc các bài viết cho bệnh nhân Covid-19 và tự tổng hợp rồi làm theo. Khi bị sốt, cứ 10 phút chị P. lại đo nhiệt độ 1 lần, uống thuốc hạ sốt chờ không hạ lại vội vàng cho con uống thêm vì mong nhanh hạ sốt.
Không chỉ uống thuốc hạ sốt, chị P. mua thuốc ở nhà thuốc có cả kháng sinh và cứ thế cho bé uống vì con bị ho. Kết quả, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh còn khiến con bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Đơn thuốc dành cho F0. |
Gói thuốc của bà mẹ này có đủ thuốc và dành cho cả người lớn nhưng vẫn cho con uống mà không hề đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như tư vấn cho trẻ nhiễm Covid-19 của ngành y tế.
Theo BS Đồng Phú Khiêm – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, lạm dụng kháng sinh trong điều trị Covid-19 tại nhà diễn ra khá phổ biến.
Trong khi đó, thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng trên virus. Các nghiên cứu cho rằng tỷ lệ người bệnh Covid-19 có vi khuẩn đi kèm vô cùng thấp, thậm chí tỷ lệ chỉ ở mức 1/1.000. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh cho người bệnh Covid-19 vì nó làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai.
Ngoài kháng sinh, thuốc kháng virus cũng đang bị lạm dụng. Bệnh nhân cho rằng kháng virus để ngăn ngừa trở nặng nên trên mạng xã hội thuốc kháng virus cũng được bán tràn ngập.
BS Khiêm cho biết nếu dùng các loại thuốc kháng virus không đúng cách thì không những không thể ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 mà còn có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn.
BS Khiêm nhấn mạnh đến nay, các loại thuốc kháng virus vẫn đang được nghiên cứu và dùng trong thời gian ngắn. Vì vậy, thuốc chỉ dành cho 1 số đối tượng và họ có thể chấp nhận các tác dụng phụ của thuốc thì mới được sử dụng.
Nếu bạn khoẻ mạnh không có triệu chứng thì không cần sử dụng thuốc kháng virus. Hơn nữa, thuốc kháng virus Molnupiravir còn có khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
BS Nhi khoa Trương Hoàng Hưng – bác sĩ nội trú trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết Covid là bệnh nhiễm siêu vi, chủ yếu là viêm nhiễm đường hô hấp trên và tự khỏi trong trong 1-2 tuần, trừ một số ít có thể tiến triển thành viêm phổi, có cơn bão cytokin và trở nặng sau 1 tuần. Đa phần bệnh nhân trở nặng có bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp, phổi, tiểu đường, béo phì, chưa tiêm chủng ngừa.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng lên siêu vi, nên bệnh nhân Covid-19 không cần uống kháng sinh trừ khi có kèm theo viêm tai giữa chẳng hạn.
Khi nào viêm phổi nặng, phải nhập viện thì mới tính tới việc phòng ngừa bội nhiễm, việc cha mẹ cho dùng kháng sinh từ đầu là bắn tên không đích, tốn tiền và gây kháng kháng sinh, tác dụng phụ khi uống kháng sinh cho trẻ.
BS Hưng nhấn mạnh, bệnh nhân Covid-19 chỉ uống acetaminophen (paracetamol) hay ibuprofen để hạ sốt, dùng thuốc ho nếu cần ở trẻ lớn, uống nhiều nước, nghỉ ngơi, cách ly 1 tuần, không cần xét nghiệm lại âm tính trừ khi trường học yêu cầu.
Khánh Chi
PGĐ Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 đưa ra quy tắc 4P lấy lại sức sau khi âm tính
Những F0 sau khi khỏi Covid-19 cần nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh giấc ngủ tốt và các chiến lược quản lý mệt mỏi cụ thể, có phương pháp để bảo tồn năng lượng trong công việc và sinh hoạt dựa trên quy tắc 4P.
F0 ngạt mũi phải làm gì để không phải há mồm để thở?
Không chỉ đau ho, đau họng, nhiều F0 điều trị tại nhà hiện nay cũng rơi vào tình trạng ngạt mũi, gây khó khăn cho việc thở.
Làm theo clip trên mạng để tự 'sung sướng', thanh niên Hà Nội nhận cái kết không thể đắng hơn
Ngày càng xuất hiện nhiều kênh, đoạn clip hướng dẫn kinh nghiệm quan hệ tình dục, thủ dâm trôi nổi thu hút người trẻ tuổi. Hệ quả có thanh niên đã phải ôm “súng” lao đến viện…