Vững vàng trên những ngọn sóng: Cá bạc đầy khoang

Những con tàu đánh cá ra khơi, khi trở về luôn mang theo khoang cá bạc, những hộc cua, mực, ghẹ cùng những niềm vui hy vọng cho người trở về trong nỗi nhớ người thân.

Cá bạc đầy khoang

Đoàn tàu cá Quảng Bình chuyến ra khơi trước bão số 10, dù chuyến đi chưa hoàn thành, tàu cá phải vào nơi tránh trú bão.

Tại khu neo đậu khu vực kênh Vĩnh Tuy (huyện Quảng Ninh) ông Nguyễn Văn Toản (Quảng Xuân, Quảng Trạch) chủ tàu QB 93333TS cùng bạn thuyền neo buộc dây tàu vào thân cây và liên hệ với mối hẹn ngày sau bão bốc hàng.

Tàu đánh cá tỉnh Quảng Bình neo đậu ở Khu neo đậu Cảng Gianh

“Tàu của tôi có công suất 165CV, ra cách bờ hơn 50 hải lý. Nhưng vì gặp bão nên phải vào bờ gấp. Tàu đánh lưới vây, nên có nhiều loại cá, nhưng chủ yếu là cá lạc và cá hồng. Cá hồng hiện nay 180-200 ngàn/kg, cá lạc 90-100 ngàn/kg; nên tàu dù vào sớm cũng bù được tiền dầu và có thu. Hai loại này thương lái mua rồi xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái. Khi nào bão qua, tàu mới về cảng để bóc dỡ hàng được”, ông Toản cho biết.

Cũng trong lạch đậu tàu ở kênh Vĩnh Tuy là hàng trăm con tàu khác vào tránh trú bão. Anh Hoàng Diên, lái tàu QB 91152TS cho biết, tàu đánh giàng giàng (ghẹ đỏ) mới vào neo trú bão, trên tàu đang còn hơn 8 tạ giàng giàng. Nếu không có bão, tàu thu mua sẽ ra mua ngoài khơi mua, nhưng giờ phải vào trú bão đã, rồi tính bán sau. Giàng giàng hiện nay nhập thương lái có giá 420 ngàn/kg, nhưng ngoài thị trường thì gần 600 ngàn/kg.

Tuy mới ra khơi đánh bắt được ít ngày phải vào bờ tránh trú bão, nhưng hầu hết các tàu đều không phải bù lỗ tiền dầu, mà còn có lãi. “Vì chuyến này mình đăng ký đi bấm dầu (đánh bắt vùng biển Hoàng Sa) còn 3 ngày nữa mới đủ thời gian chuyến đi. Nhưng phải vào sớm, nên lần sau phải đi bấm dầu lại. Nhờ giàng giàng mùa này cũng được khá, giá cả đang cao; còn không tàu phải bù lỗ chuyến Hoàng Sa này 18 triệu tiền dầu và tiền ăn” anh Diên phân tích.

Một thuyền viên đang thả tiền giấy làm lễ khi ra khơi

Ở Quảng Bình, các tàu cá thường cập Cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Ròon... để bốc dỡ hải sản và tiếp ứng dầu đèn, thực phẩm. Trong đó Cảng Gianh là một trong những cảng cá sầm uất nhất, nơi mà mỗi ngày có tới hàng trăm lượt tàu thuyền vào vào bốc dỡ hàng hóa. Trên hai cầu cảng hình chữ T, luôn luôn có 4-5 tàu vào bốc hàng. Nhiều tàu không neo được vào cầu cảng, phải dừng ngoài xa, dùng ghe nhỏ để tăng bo đưa hải sản vào bờ.

Trong một xưởng chế biến hải sản, chị Hòa đang dùng dao sẻ những con mực ra thành tấm lớn để đưa đi làm sạch cho vào lò sấy. Vừa làm chị vừa nói: “Một năm trước biển bị ô nhiễm, chúng tôi cũng phải đi làm đủ thứ việc để lo cho cuộc sống gia đình, giờ về xưởng chế biến ở đây làm gần nhà mà công việc cũng quen hơn, phù hợp với chị em”.

Thương lái thu mua cá tại cảng

Đánh bắt thủy sản tăng mạnh

Hơn một năm trước, biển 4 tỉnh miền trung bị ô nhiễm, các loại thủy sản bị nhiễm độc; ngư dân và những người làm dịch vụ hậu cần nghề cá điêu đứng. Những người thèm cá, thèm mực cũng không dám mua về ăn vì sợ bị nhiễm độc. Nhưng khi cơ quan môi trường lấy mẫu nước quan trắc thấy ổn định trong giới hạn cho phép, danh mục các loài thủy hải sản lần lượt được Bộ y tế công bố an toàn khiến người dân an tâm.

Chị Hoàng Thị Thanh-cán bộ quản lý xưởng chế xuất hải sản của công ty Vận tải và Thương mại Thuận Lợi (Cảng Gianh, Bố Trạch) cho biết: Công ty chủ yếu làm mặt hàng mực khô để xuất khẩu. Mực tươi được đặt mua từ các tàu cá cập cảng trong địa bàn tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Mỗi ngày, công ty chế biến gần 10 tấn mực tươi. Mỗi kilogam mực khô xuất bán ổn định có giá 420 ngàn đồng. Năm trước thì giờ này xưởng phải đóng cửa, còn năm nay thì làm không kịp để giao theo hợp đồng cho khách.

Biển sạch trở lại, hải sản an toàn, nên các tàu thuyền cập bến người dân lại đầy ắp tiếng nói cười lẫn trong những giọt mồ hôi chát mặn. Tiếng cười hòa lẫn trong tiếng máy tàu đã trở nên quen thuộc tại các bến cảng, nơi những con cá, con tôm …lên bờ phục vụ nhu cầu của con người.

Công nhân một xí nghiệp thủy sản đang làm sạch mực trước khi đưa đi sấy khô

Chi cục Thủy sản - Sở NN & PTNN Quảng Bình cho biết, trong 8 tháng năm 2017 sản lượng khai thác thủy sản trong tỉnh đạt 40.561 tấn, tăng gần 18% so với năm trước. Cụ thể, tổng sản lượng thuỷ sản trong tháng 8 đạt 10.089 tấn; lũy kế 8 tháng 48.213 tấn, tăng 13,2% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác trong tháng 8 ước đạt 7.585 tấn. 8 tháng đầu năm đạt 40.561 tấn, tăng 17,9% so cùng kỳ.

Trong đó, cá các loại đạt 33.772 tấn, tăng 19,5%; tôm các loại 740 tấn, tăng 20,1%; thủy sản khác 6.049 tấn, tăng 9,9%.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 8.157 tàu cá khai thác thủy sản trên biển và các cửa sông lớn, trong đó 1.371 tàu cá từ 90CV trở lên khai thác xa bờ, trong đó có 90 tàu đã được phê duyệt theo Nghị định 67 gồm 86 tàu đóng mới và 04 tàu nâng cấp.

Thanh Hà

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !