Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Lời hứa dành tặng cha

Xuất hiện trong tập 227 của chương trình Gõ cửa thăm nhà, chị Phạm Thị Kim Hằng (TPHCM) kể lại hành trình sáng lập chuỗi cửa hàng tạp hóa xanh, tạo việc làm cho người yếu thế.

Có cha bị mù, chị Hằng thấu hiểu được sự mặc cảm và khát khao chứng minh bản thân của người yếu thế. Từ nhỏ, chị đã quyết tâm thay đổi cách nhìn của mọi người về cha. 

ảnh 3   cô gái có cha khiếm thị.png
Chị Hằng thực hiện đến cùng lời hứa ngày nhỏ

Cha chị Hằng không phải bị mù bẩm sinh. Sau khi lập gia đình, thị lực của ông bắt đầu giảm dần rồi mù hẳn. Dù mắt không nhìn rõ nhưng ông có thể làm được tất cả việc nhà. Vợ ông làm trụ cột kinh tế, còn ông dạy dỗ con cái.

Chị kể: “Vì mẹ tôi đi làm từ 4h sáng nên công việc trong nhà đều do cha chịu trách nhiệm. Lúc tôi còn nhỏ, cha dắt tay, đưa đi học. Cha dạy tôi từng con chữ, bài toán. 

Cha tôi có trí nhớ tốt, viết bảng đẹp như thầy cô. Đồ đạc trong nhà, kể cả thiết bị điện bị hỏng đều do chính cha sửa chữa”.

Chị Hằng rất thần tượng cha. Nhưng khi học cấp 2, việc thường xuyên bị bạn bè trêu chọc có người cha mù khiến chị tự ti. Có lần, chị đứng trước cổng trường chơi cùng bạn bè thì thấy cha cầm gậy đi trên đường. Thay vì chạy ra giúp cha, chị trốn tránh, không để bạn bè biết mình có người cha mù.

“Lúc trở về, tôi tự hỏi tại sao ngày trước tự hào về cha, còn bây giờ lại mặc cảm. Phải chăng tất cả đến từ nỗi sợ bị bạn bè trêu chọc? Lý do gì khiến bạn bè tôi cợt nhã với người khiếm thị?

Tôi nhận ra nhiều người nghĩ rằng, người khiếm thị không thể chăm sóc và làm việc nuôi sống bản thân. Vì vậy, tôi muốn tìm cách thay đổi góc nhìn của mọi người. Điều đó trở thành ước mơ, lời hứa thầm kín mà tôi quyết tâm thực hiện dành tặng cha”, chị Hằng chia sẻ.

Bỏ việc nhàn hạ, tìm đến khó khăn

Đầu năm lớp 10, chị Hằng sốc khi cha đột ngột qua đời. Mất cha, chị không còn người kề cận bảo ban. Buồn chán, chị như con thiêu thân, kết giao với bạn bè xấu. Và rồi, nhiều biến cố khủng khiếp ập đến buộc chị phải bảo lưu kết quả học tập. 

Mấy tháng trời, chị nhốt mình trong nhà, tuyệt giao với bạn bè. Đến khi suy nghĩ thông suốt, chị xin đi học trở lại. Lúc này, chị gặp được cô giáo chủ nhiệm tốt bụng. Chính cô đã truyền cảm hứng, giúp chị nhận ra ý nghĩa của việc cho đi. 

Tìm thấy niềm vui, chị Hằng có thêm động lực học tập. Chị thi đậu và theo học ngành hàng không. Năm cuối, chị thực tập làm tiếp viên cho một hãng hàng không lớn. Kết quả thực tập xuất sắc, chị được hãng giữ lại làm nhân viên chính thức.

“Biết tin, mẹ vui mừng khôn xiết, còn tôi vô cùng trăn trở. Tôi vẫn khắc ghi và mong muốn thực hiện ước mơ ngày bé. Cuối cùng, tôi không làm tiếp viên hàng không mà chọn khởi nghiệp với các sản phẩm thân thiện môi trường”, chị Hằng kể.

ảnh 2   cô gái có cha khiếm thị.png
Mẹ từng rất sốc khi chị Hằng bỏ việc tiếp viên hàng không

Dự án khởi nghiệp của chị Hằng là chuỗi cửa hàng xanh chuyên bán các sản phẩm do người yếu thế làm. Người khiếm thị sẽ vận hành cửa hàng, thực hiện các công việc bán hàng, quảng bá sản phẩm,…

Lúc mới thành lập, công ty chỉ có một mình chị Hằng làm việc. Chị biến phòng khách thành nhà kho, phòng ngủ làm văn phòng. Chị làm việc quên ăn quên ngủ. 

Những ngày đầu, cửa hàng không có khách, chị Hằng đưa sản phẩm ra hội chợ. Chị tìm đủ cách thu hút nhưng khách chỉ vào tham quan, không mua. Bất lực, chị đứng khóc giữa đường, mặc kệ mưa tầm tã. Dù vậy, chị không bỏ cuộc.

Hiện tại, công ty của chị Hằng đã vận hành được 5 năm. Chuỗi cửa hàng xanh của công ty có mặt ở 3 miền đất nước, tạo việc làm cho nhiều người yếu thế.

Ảnh: Gõ cửa thăm nhà

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !