Việt Nam phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN trong ứng phó dịch Covid-19

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN triển khai nhiều biện pháp và kế hoạch hành động nhằm chủ động ngăn chặn và ứng phó với đại dịch.

Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, trong những tháng vừa qua, trên toàn thế giới cũng như tại các nước ASEAN, đại dịch Covid-19 đã và đang lan rộng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và sự phát triển kinh tế của hầu khắp các nước.

{keywords}
Việt Nam phát huy vai trò chủ tịch ASEAN trong ứng phó dịch Covid-19. Ảnh minh họa 

Sự bùng nổ bất ngờ của đại dịch Covid-19 không chỉ là sự khủng hoảng về y tế và sức khỏe cho nhân dân toàn cầu, mà còn gây ra những hệ lụy hết sức nặng nề và đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với các nền kinh tế, cũng như nhiều chuỗi cung ứng đã được thiết lập trong ASEAN cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Theo số liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng của ASEAN trước đại dịch được dự kiến sẽ đạt 4,7% trong năm 2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm trì trệ chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến du lịch, đầu tư, việc làm và chi tiêu của các hộ gia đình trong khu vực.

Do đó, tăng trưởng kinh tế trong khu vực ASEAN có khả năng sẽ bị chững lại, giảm khoảng 3,7% so với mức tăng trưởng dự kiến và chỉ đạt mức tăng trưởng 01% trong năm 2020 và có thể còn kém hơn, một số nước trong ASEAN thậm chí có thể gánh chịu mức tăng trưởng âm.

Cách ly xã hội, cách ly tập trung, đóng cửa biên giới, thực hiện các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra y tế, hạn chế đi lại trong và ngoài nước và tạm thời đóng cửa các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ... là những biện pháp phổ biến được sử dụng tại các nước ASEAN nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, ngoài phương diện y tế nói chung, các biện pháp này còn ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động khác trong ASEAN. Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký ASEAN, lịch trình hợp tác hàng năm của ASEAN đã và đang bị gián đoạn đáng kể, với hơn 200 cuộc họp nội khối ASEAN đã bị ảnh hưởng do không tổ chức được hoặc phải chuyển sang hình thức họp trực tuyến.

Với vai trò là chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN triển khai nhiều biện pháp và kế hoạch hành động nhằm chủ động ngăn chặn và ứng phó với đại dịch.

Chúng ta đã thể hiện khả năng ứng phó kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả, kết nối được nỗ lực của các nước ASEAN trong quá trình phối hợp chính sách của tất cả các quốc gia thành viên nội khối ASEAN.

Thứ nhất, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nước ASEAN đã kích hoạt các kênh giao tiếp trực tuyến nhằm đảm bảo liên lạc, kết nối liên tục và phối hợp với các đối tác ngoại khối để trao đổi thông tin cần thiết nhằm ứng phó nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả với đại dịch Covid -19.

Cụ thể, Việt Nam đã chủ động tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến đặc biệt về ứng phó dịch bệnh. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2020, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19, với sự tham dự của Nguyên thủ các nước ASEAN và 3 nước ngoại khối Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và sắp tới sẽ là Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến đặc biệt và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ASEAN +3 trực tuyến đặc biệt nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.

Thứ hai, Việt Nam đã và đang cùng các nước ASEAN tích cực chia sẻ các thông tin y tế có liên quan đến cơ chế phòng dịch hiệu quả, đặc biệt là việc xây dựng mạng lưới chuyên gia y tế công cộng trong nội bộ ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối nhằm trao đổi thông tin; chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm soát và điều trị các ca bệnh; ngăn chặn các tin tức giả mạo, sai lệnh; tăng cường hợp tác nhằm duy trì chuỗi cung ứng khu vực; thành lập mạng lưới trung tâm hoạt động khẩn cấp ASEAN về các trường hợp liên quan tới sức khỏe cộng đồng (ASEAN EOC), trung tâm ảo ASEAN BioDioaspora (Phân tích dữ liệu, cung cấp các đánh giá rủi ro quốc gia, lập kế hoạch ứng phó toàn khu vực); kết nối ASEAN EOC với Mạng đào tạo dịch tễ học (FETN) ASEAN+3 …

Thứ ba, với tinh thần hợp tác quốc tế hữu nghị và gắn kết, Việt Nam không chỉ tích cực, chủ động trong việc chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch hiệu quả mà còn có những hành động tốt đẹp trong việc hỗ trợ các nước láng giềng đặc biệt là các thành viên ASEAN như Lào, Campuchia, Myanma … về thiết bị y tế và đồ bảo hộ nhằm chia sẻ khó khăn với các nước.

Thứ tư, với tư cách là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020 cùng với việc nước ta là một trong những quốc gia có thành tích trong việc phòng dịch đã được cộng đồng quốc tế công nhận (với 327 ca nhiễm, không có ca tử vong và 279 ca hồi phục - chiếm gần 85% bệnh nhân hồi phục - tính đến ngày 31/5/2020),Việt Nam đã đề xuất việc thành lập Quỹ ASEAN về phòng chống dịch Covid-19, kho dự trữ vật tư y tế của khu vực để ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung về các vật tư y tế, Nhóm Công tác về phòng chống tin giả v.v. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kêu gọi xây dựng một quy trình ứng phó chung, dựa trên các hướng dẫn của WHO nhằm tận dụng một cách hiệu quả và đồng bộ các biện pháp kiểm dịch trong các trường hợp nhập cảnh quốc tế.

Như vậy, Việt Nam, với tư cách là thành viên, là chủ tịch ASEAN trong năm 2020 đã tích cực, chủ động và nỗ lực hết sức mình trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như chia sẻ, giúp đỡ các nước trong cuộc chiến cam go với đại dịch Covid-19. Điều này thể hiện trách nhiệm cao cùng tinh thần hợp tác, hữu nghị đoàn kết của Việt Nam, nâng cao vị thế của ta trong khu vực ASEAN và trên trường quốc tế, đặc biệt là quyết tâm duy trì tiến trình hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực.

Diệu Thùy 

ASEAN – điểm sáng kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nền kinh tế chủ chốt của ASEAN sẽ nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 tới.

Làm "cao tốc" cho thương mại số khu vực ASEAN

Thương mại số trong ASEAN dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

ASEAN thúc đẩy quá trình bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch TMĐT

Các nước ASEAN đang thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022

Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 đã bế mạc vào tối ngày 24/12 cùng lễ trao giải cho các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ giành giải.

Chủ tịch nước: "Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN”

ASEAN đoàn kết đã đứng vững, trưởng thành vượt bậc, ngày càng vững mạnh, uy tín lên cao, vai trò trung tâm và hình ảnh trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là thành quả của sự hợp tác, chung tay của từng thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với ASEAN

Đó là khẳng định của tân Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập trung tâm này vào ngày 23/12 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Sự kiện 'Trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản' được tổ chức trước thềm kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Một trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023 đã được Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) cho ra mắt.

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tục phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022 đã chính thức diễn ra vào tối ngày 19/12 tại thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !