Việt Nam muốn gỡ thẻ vàng phải minh bạch nghề cá

Những nỗ lực trong suốt một năm qua của người dân và chính quyền Việt Nam trong minh bạch nghề cá chỉ mới duy trì được thẻ vàng, còn việc gỡ thẻ vàng lấy lại thẻ xanh sẽ phải tiếp tục nỗ lực trong năm 2019.

Nghề cá phải minh bạch mới phát triển bền vững.

Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo bằng thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường của Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, EC đưa ra 9 khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017 đến 23/4/2018) bao gồm: Đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi; tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quy tắc quốc tế và các biện pháp quản lý thông qua một chế độ xử phạt đầy đủ được thực thi và theo dõi.

Khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai thác; tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác.

Cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá; tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và NK vào lãnh thổ.

Tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt là các quốc gia ven biển trong vùng biển mà tàu thuyền treo cờ Việt Nam có thể hoạt động) phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế; đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).

Ngay sau khi nhận thẻ vàng, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương… đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo các khuyến nghị của EC, trong đó Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT.

Tuy nhiên, từ khi ban hành đến nay Thông tư 02 lại thể hiện nhiều bất cập trong thực thi. Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP PRO (thuộc VASEP) đã nói về những vướng mắc của Thông tư 02 là triển khai ở các địa phương không đồng nhất. Các DN không xin được giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản tại cảng cá, do vướng mắc về quy định trong hồ sơ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác, như yêu cầu nộp thêm giấy phép khai thác; điều chỉnh giảm bớt khối lượng hải sản khi xin giấy S/C một cách bất hợp lý; không xin được giấy xác định S/C do tàu cá đi trên biển không nhắn tin về, hoặc có nhắn tin nhưng không đủ cơ sở để xác nhận…

Chỉ riêng việc tàu cá đi trên biển không nhắn tin về, đã khiến nhiều DN lao đao vì không thể mua nguyên liệu. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc CTCP thủy sản Bình Bình, cho biết DN đang rất khó khăn từ khi EC cảnh báo thẻ vàng và gặp nhiều bất cập khi thực hiện theo Thông tư 02. Đơn cử như việc xác định nguồn gốc nguyên liệu cũng phải kéo dài từ 2-3 tháng. 

Quy trình như sau: khi tàu chuẩn bị cập bến DN phải báo cáo với cảng cá. Đến khi tàu cập bến, DN sẽ mời nhân viên cảng cá đến kiểm tra giám sát nguồn nguyên liệu. Tất cả nguyên liệu đều có xác nhận của nhân viên cảng. Một trong những hồ sơ quan trọng mà chủ tàu (thuyền trưởng) phải cung cấp cho bên mua hàng là nhật ký khai thác. DN mang tất cả hồ sơ này nộp cho cảng cá, nhưng cảng cá lại không có đủ cơ sở thông tin, dữ liệu để kiểm tra nhật ký của tàu.

Chính vì vậy, cảng cá phải chuyển hồ sơ đó lên Chi cục thủy sản tỉnh. Kiểm tra xong đơn vị này trả lại cho cảng cá, lúc này cảng mới cấp xác nhận cho DN. Sự chồng chéo gây mất rất nhiều thời gian và chi phí của DN. “Nhưng vấn đề nổi cộm nhất ở Bình Định là ngư dân không nhắn tin về, nên nguyên liệu dù có xác nhận của nhân viên cảng nhưng không mua được do thiếu tin nhắn. Và chúng tôi giờ chỉ mua được 30-40% nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu” - bà Lan bức xúc. 

Hướng đến nghề cá trách nhiệm, bền vững

Theo thông tin từ phía VASEP, việc làm hồ sơ xuất khẩu hải sản khai thác các DN đã làm rất tốt từ năm 2009. Vấn đề quan trọng hiện nay chính là làm sao để ngư dân đánh bắt nguyên liệu hợp pháp và có các thông tin, dữ liệu minh bạch. Nói cách khác là chuyển đổi nghề cá Việt Nam từ manh mún, nhỏ lẻ sang nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững. Để làm được việc này cần giải quyết mấy vấn đề.

Thứ nhất, phải có những biện pháp xử phạt mạnh tay với những tàu cá đánh bắt bất hợp pháp. Có như vậy mới có thể răn đe những chủ tàu cá khác, triệt tiêu những con sâu làm rầu nồi canh. Thứ hai, phải trang bị thiết bị định vị cho tàu cá để có thông tin tàu cá đánh bắt nguyên liệu ở vùng nào. Đó là những gì châu Âu họ cần. 

Nhìn nhận vấn đề thẻ vàng của EC, phía chi cục thủy sản Khánh Hòa cho rằng đó là thách thức với DN và ngư dân, nhưng nó cũng là cơ hội để ngư dân chuyển đổi từng bước, đưa nghề cá Việt Nam phát triển bền vững. Song để làm được không phải ngày một, ngày hai mà hành trình này phải được tính bằng năm, vài năm bởi có những cái trở thành vòng luẩn quẩn. Chẳng hạn như trình độ ngư dân còn hạn chế, nên việc ghi nhật ký hành trình thường làm qua loa, chúng tôi thử ứng dụng nhật ký điện tử với hình thức đơn giản nhất thì ngư dân thấy hào hứng vì dễ sử dụng nhưng lại không có tiền đầu tư. 

Cũng chính vì phải có chiến lược dài hơn nhằm làm tốt theo các khuyến nghị của EC, trong năm 2018 Việt Nam sẽ cố gắng duy trì thẻ vàng và qua năm 2019 sẽ nỗ lực hết sức để lấy lại thẻ xanh. Lấy được thẻ xanh sớm chưa hẳn tốt vì nó sẽ gây tâm lý chủ quan cho ngư dân. Khi duy trì thẻ vàng sẽ có nhiều thời gian để làm tốt hơn cho nghề cá Việt Nam. Quan trọng hơn khi nghề cá Việt Nam phát triển bền vững, không chỉ thuận lợi khi xuất sang châu Âu mà cánh cửa sang các thị trường khác cũng rộng mở. 

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !