Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng “chỉ số tử tế”
Theo tờ The Economist, bảng xếp hạng “Good Country Index” (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tử tế) được dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, chia thành 7 lĩnh vực: Đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe.
Lybia - nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua - bị đánh giá là có "chỉ số tử tế" thấp nhất trong tổng 125 quốc gia được xếp hang. |
Mức độ đóng góp này được tính trên nền mức độ giàu nghèo của các nước theo tỷ lệ thu nhập quốc dân, nhằm tránh khỏi sự phân biệt giàu nghèo giữa nước lớn và nước bé.(Tức là nước nghèo có đóng ít hơn cũng có thể được tính ngang bằng nước giàu mà đóng góp nhiều hơn).
Dựa trên số liệu tại website chính thức của bảng xếp hạng “chỉ số tử tế quốc gia”, đứng đầu là Ireland, xếp thứ hai là Phần Lan. Ở cuối bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 124/125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.
Tờ The Economist nhận định, bảng xếp hạng “chỉ số tử tế thế giới” rất có ý nghĩa nhưng khá khó khăn trong việc thực hiện và có một số chỉ số không hoàn toàn chuẩn xác. Ví như việc đánh giá Cộng hòa Síp (Cyprus) đứng đầu trong các quốc gia có công nghệ cao hay quốc đảo Malta là một mẫu mực văn hóa của thế giới.
Đáng chú ý, chỉ số đóng góp cho “hòa bình và an ninh khu vực” có một vài sai lầm. Chỉ số này gây bất lợi cho các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang ở nước ngoài hoặc bán vũ khí. Không ai nói rằng những hành động kể trên góp phần tạo ra một thế giới ổn định.
Về mặt văn hóa, Việt Nam đứng thứ 76/125, được đánh giá khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật.
Ở chỉ số đóng góp cho hòa bình thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 103/125. Trong chỉ số này, Việt Nam được đánh giá cao vì mức xuất khẩu vũ khí thấp nhưng bị đánh giá kém ở lĩnh vực an toàn Internet và đóng góp tài chính cho quân đội Liên Hợp Quốc.
Việt Nam đứng thứ 123/125 trong chỉ số trật tự thế giới và bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu). Đặc biệt, Việt Nam bị đánh giá rất thấp trong chỉ số thải độc ra môi trường.
Một chỉ số khả quan hơn là sự đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế giới giới, xếp thứ 79/125. Về đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, Việt Nam đứng thứ hạng 111/125 bởi hiện vẫn đang nhận rất nhiều từ viện trợ nước ngoài về thuốc chữa bệnh, vắc xin. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là có đóng góp cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bảng xếp hạng "chỉ số tử tế quốc gia" được tờ The Economist đồ họa rút gọn lại. |
Tờ The Economist nhận định, bảng xếp hạng “chỉ số tử tế thế giới” rất có ý nghĩa nhưng khá khó khăn trong việc thực hiện và có một số chỉ số không hoàn toàn chuẩn xác. Ví như việc đánh giá Cộng hòa Síp (Cyprus) đứng đầu trong các quốc gia có công nghệ cao hay quốc đảo Malta là một mẫu mực văn hóa của thế giới.
Đáng chú ý, chỉ số đóng góp cho “hòa bình và an ninh khu vực” có một vài sai lầm. Chỉ số này gây bất lợi cho các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang ở nước ngoài hoặc bán vũ khí. Không ai nói rằng những hành động kể trên góp phần tạo ra một thế giới ổn định. Tuy nhiên, tờ Economist nhận định, chỉ số có giá trị nhất định trong việc hình dung ra cách các quốc gia cạnh tranh khi họ muốn phục vụ người khác.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Economist, một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế, có trụ sở tại London, Anh. Ấn bản này được thành lập vào năm 1843. The Economist có nhiều đối tượng độc giả là giám đốc điều hành danh tiếng và các nhà làm chính sách.