Việt Nam đề nghị Indonesia trả tự do cho ngư dân nếu không có bằng chứng

Về vụ việc các thuyền trưởng tàu cá Việt Nam bị xét xử tại Indonesia với cáo buộc vi phạm vùng biển, khai thác cá trái phép, Bộ Ngoại giao đề nghị phía Jakarta sớm thả công dân Việt Nam nếu không có đủ các bằng chứng kết tội theo đúng quy định.

Trong buổi họp báo thường trực chiều 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Đại sứ quán đã tiếp xúc và trao đổi với các cơ quan chức năng của Indonesia, gửi công hàm đến Tòa án Tối cao Indonesia đề nghị trong trường hợp không có bằng chứng kết tội, phía Indonesia phải sớm thả người và phương tiện”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết thêm, Tòa án tối cao Indonesia đã ghi nhận và cho biết, sẽ tiến hành xét xử một cách công minh theo đúng pháp luật. Đại sứ quán hiện đang theo dõi sát sao vụ việc, liên hệ thường xuyên với cơ quan chức năng sở tại và các luật sư biện hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.

Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã làm việc với cơ quan chức năng của Indonesia để đưa 58 ngư dân trên 5 tàu cá nói trên về nước trong ngày 13/6/2017.

Ngày 13/4, khi 5 tàu cá của Kiên Giang cùng 70 ngư dân đang đánh bắt ở khu vực cách đông nam Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 150 hải lý thì bị tàu Indonesia bắt giữ. Sau khi các ngư dân được thả về Việt Nam, 5 thuyền trưởng vẫn đang bị tạm giam để xét xử.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia thì từ ngày 2 - 29/11 đã diễn ra các phiên tòa xét xử các thuyền trưởng của 5 tàu cá KG 93895, 95359, 90946, 92503 và 90793, tất cả đều của tỉnh Kiên Giang với cáo buộc vi phạm vùng biển, khai thác trái phép.

5 thuyền trưởng đang bị Indonesia bắt giữ (từ trái qua): Cao Văn Hoàng, Lưu Văn Lý, Lê Thanh Thiện, Hứa Minh Trung, Lê Thanh Thừa - Ảnh: LÊ HẢI - Báo Tuổi trẻ

Đến ngày 2/11, Tòa án Natuna tuyên xử ông Lê Thanh Thiện, thuyền trưởng tàu cá KG 90793 TS, phải đóng 300 triệu rupiah (khoảng 500 triệu đồng) về tội vi phạm luật thủy sản và bộ luật hình sự Indonesia.

Nếu không đóng trong vòng một tháng, ông Thiện phải chịu 6 tháng tù. Tàu KG 90793 TS bị tòa tuyên tịch thu tiêu hủy. Tại phiên tòa, ông Lê Thanh Thiện không thừa nhận hành vi như phía Indonesia cáo buộc.

Ngày 9/11, tòa án tiếp tục xét xử ông Hứa Minh Trung, thuyền trưởng tàu KG 93895 TS.

Gần đây nhất, vào ngày 28 - 29/11, đã diễn ra phiên xét xử 2 thuyền trưởng thuộc 2 tàu cá KG - 93895 và KG - 90946. Tại các phiên tòa, do các thuyền trưởng tiếp tục kháng cáo, tòa quyết định sẽ dời phiên xét xử sang ngày 5/12.

Như thông tin báo chí đã nêu, sau khi bị bắt ngày 13/4 và bị phía Indonesia tuyên án, cả 5 thuyền trưởng đều khẳng định họ không vi phạm.

Thuyền trưởng Lưu Văn Lý (43 tuổi, một trong 5 thuyền trưởng bị giam giữ tại Indonesia) cho biết tàu cá KG 95359 TS của ông cùng 19 thuyền viên bị một chiếc tàu vũ trang của Indonesia cập mạn khống chế, bắt toàn bộ thuyền viên đưa sang tàu của họ. 

Trong quá trình bị khống chế trên tàu, ông Lý bị buộc ký vào một văn bản tiếng nước ngoài. Sau này ông mới biết đó là văn bản quy kết ông vi phạm vùng biển của Indonesia tại vị trí 06030’548" N, 106024’706" E. 

Theo thuyền trưởng Lưu Văn Lý, đây không phải là vị trí lúc tàu của ông bị tàu của Indonesia khống chế. Ông Lý cho rằng vị trí lúc ông bị khống chế là 06032’00" N, 106022’00" E - vị trí này thuộc vùng biển Việt Nam.

Cáo trạng cáo buộc tàu của ông Lưu Văn Lý khai thác trong vùng biển của Indonesia. Số lượng cá bắt được ở trên tàu khoảng 500kg. 

Cùng bị bắt với ông Lưu Văn Lý còn có 4 thuyền trưởng gồm Cao Văn Hoàng, Lê Thanh Thiện, Lê Thanh Thừa, Hứa Minh Trung cùng 5 tàu cá. Tất cả đều bị giam giữ, giao cho cơ quan điều tra tội phạm tại Natuna.

Tháng 6-2017, khi 5 thuyền trưởng Việt Nam bị đưa ra Tòa án quận Natuna để nghe công bố cáo trạng, cả 5 đều kêu oan và không thừa nhận các hành vi như cáo trạng truy tố. 

Cả 5 thuyền trưởng đều có đơn kêu cứu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền Indonesia điều tra, xác định lại tọa độ các tàu cá trước và tại thời điểm bị bắt. 

Theo ông Lưu Văn Lý, vị trí thực tế ông bị bắt hoàn toàn nằm trong vùng biển Việt Nam. Các thuyền trưởng đề nghị các cơ quan chức năng thu giữ vật chứng hiện tại là vết tàu lưu trong định vị vệ tinh (GPS) đang được các cơ quan Indonesia thu giữ.

Ngày 21/11, ở phiên xét xử lần thứ 3 với thuyền trưởng Hứa Minh Trung (Kiên Giang, 1 trong 5 thuyền trưởng VN bị phía Indonesia bắt giữ) tại Tòa án Ranai (tỉnh Natuna, Indonesia), nhiều chứng cứ mới đã được luật sư của bị cáo Trung nộp cho hội đồng xét xử.

Tại tòa, ông Trung tiếp tục kêu oan khi cho rằng tàu đang đánh bắt trong vùng biển VN nhưng bị tàu có trang bị vũ khí của Indonesia khống chế, rồi ép ký vào một số giấy tờ bằng tiếng Indonesia. 

Khi được đưa về đảo Natuna, thông qua phiên dịch, ông Trung mới biết đã ký vào biên bản thừa nhận vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia. 

Luật sư Christoper (người Indonesia, bào chữa cho ông Trung) cũng nộp một số chứng cứ quan trọng cho tòa gồm lời khai của một số ngư dân, bản tường trình của các chủ tàu cá tại VN, một số bản đồ thu thập được... 

"Kết hợp các bản đồ này với bản đồ của VN, dù ngư dân bị bắt tại tọa độ ghi trong cáo trạng hay tại tọa độ theo lời khai của ngư dân, việc cơ quan chức năng Indonesia bắt giữ ngư dân VN là sai" - luật sư Christoper nhận định.

Tuệ Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !