Việt Nam có những điều kiện gì để tăng trưởng kinh tế biển?

Tăng trưởng xanh và kinh tế biển xanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu và được xem là động lực để phục hồi, thúc đẩy kinh tế và là công cụ để phát triển bền vững ở cấp độ toàn cầu và quốc gia.

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế biển hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đặc biệt, có vị thế của vùng ven biển các đảo và quần đảo cho phép xây dựng thành những khu kinh tế ven biển và kinh tế đặc thù gắn với bảo tồn thiên nhiên.

Việt Nam đang ban hành các chiến lược và chính sách yêu cầu chuyển nền kinh tế từng bước vững chắc từ “nâu” sang “xanh” như chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như các cam kết quốc tế về môi trường và phát triển.

Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch triển khai nhiệm vụ liên quan đến tăng trưởng xanh như: Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, nghị định số 25/NĐ-CP tháng 6 năm 2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Luật biển Việt Nam, luật Tài nguyên, luật Môi trường biển và hải đảo và gần đây đã đưa vào “Quy hoạch không gian biển” vào dự thảo Luật Quy hoạch.

Việt Nam có rất nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế biển

Nguồn lực để hỗ trợ xây dựng một nền kinh tế biển phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của Việt Nam đa dạng và đáng kể, bao gồm nhân lực, tài lực, biển cũng như bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên biển ở nước ta đã được quan tâm và bước đầu phát huy tác dụng.

Sau đó, Việt Nam đang quyết tâm cái cách kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế trong đó nền kinh tế biển tiếp tục được quan tâm, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội biển:

Trước tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng thường xuyên và có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức nhân dân về vai trò của biển đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

Ý thức và nhận thức về biển phải được thể hiện rõ và đầy đủ trong chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế biển hợp lý gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân.

Bên cạnh đó, phải tăng cường hiện diện dân sự trên các vùng biển, đảo của tổ quốc gắn với tổ chức cư dân, tổ chức sản xuất và khai thác biển cùng với ban ngành các chính sách đặc biệt để khuyến khích nhân dân ổn định trên đảo và làm ăn dài ngày trên biển.

Cùng với đó, đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học công nghệ biển gắn với xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu biển quốc gia phcuj vụ việc hoạch định chính sách, quy hoạch khai thác và sử dụng biển đảo.

Tăng cường năng lực quan sát, quan trắc, giảm thiểu và xử lý các thảm họa thiên tai, sự cố môi trường biển, ven biển và hải đảo.

Triển khai quy hoạch khai thác và sử dụng beienr đảo ở các cấp độ khác nhau để đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, xã hội của địa phương nhằm tiến tới chấm dứt việc khai thác biển, đảo và vùng ven biển một cách tự phát, thiếu quy hoạch góp phần giảm thiểu mâu thuẫn trong sử dụng.

Đồng thời, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về biển để tranh thủ coogn nghệ tiên tiến, thu hút thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ biển, quản lý và bảo vệ môi trường biển.

Bên cạnh đó, tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế biển và sản phẩm của biển Việt Nam trên trường quốc tế.

Muốn vậy, chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện các pháp luật đối ngoại, tăng cường công tác ngoại giao, mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương về biển với các nước trên thế giới và trong khu vực.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !