Vấn đề Biển Đông thu hút sự quan tâm tại Hội nghị Hàng hải quốc tế ở Ba Lan

Tại Hội nghị Hàng hải quốc tế vừa diễn ra ở thành phố cảng Szczecin, Ba Lan từ ngày 08 - 10/6/2016, vấn đề Biển Đông đã được nghiên cứu sinh Việt Nam và học giả Ba Lan nêu lên một cách đầy bất ngờ, thú vị.
Vấn đề Biển Đông thu hút sự quan tâm tại Hội nghị Hàng hải quốc tế ở Ba Lan - ảnh 1

Thủ tướng Ba Lan Beata Szydło phát biểu tại Hội nghị (ảnh do anh Nguyễn Thức Tuấn cung cấp)

Tại phân khúc “Những triển vọng mới trong nuôi trồng và chế biến thủy sản” thuộc hợp phần về “Khai thác và nuôi trồng thủy sản”, anh Nguyễn Thức Tuấn, nghiên cứu sinh ngành Thuỷ sản tại trường Đại học Szczecin - Ba Lan, đã trình bày bài thuyết trình về vấn đề “Nuôi trồng thủy sản và chất lượng cá da trơn của Việt Nam”. Trong đó, anh Tuấn đã trình bày một bức tranh hoàn toàn mới về ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam so với ngành nuôi trồng thuỷ sản tại Châu Âu, qua đó đã giúp những người tham gia hội nghị hiểu rõ hơn về ngành mũi nhọn này của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cá da trơn của Việt Nam trong bối cảnh xuất hiện một số bài báo kêu gọi tẩy chay sản phẩm cá da trơn của Việt Nam tại một số nước châu Âu.

Tuy nhiên, điểm nhấn đặc biệt trong bài thuyết trình này đó là việc anh Nguyễn Thức Tuấn cùng với học giả Ba Lan Pawel Behrendt đến từ Trung tâm nghiên cứu Ba Lan - châu Á đã cho cả Hội nghị biết tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông của Việt Nam hiện nay như là một trong những yếu tố đe doạ nghiêm trọng đến an ninh an toàn hàng hải và sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam cũng như các nước xung quanh Biển Đông. Trong phần thuyết trình về Biển Đông, bằng các hình ảnh minh họa, anh Tuấn đã nêu khái quát những hành động phi pháp, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông như việc xây dựng các cơ sở quân sự, cải tạo đảo trái phép, đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, thiết lập vùng nhận diện phòng không… Các hành động này của Trung Quốc không những đe doạ phá huỷ môi trường sinh thái tự nhiên của Biển Đông, gây bất ổn và đe doạ tự do hàng hải mà còn khiến các nước trong khu vực rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang phức tạp, có thể gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa

Thông điệp của anh Tuấn và học giả Ba Lan gửi đến Hội nghị đó là cộng đồng quốc tế cần “Góp phần bảo vệ luật hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982; Góp phần đấu tranh cho sự ổn định và tự do hàng hải tại Biển Đông; Góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra bởi tham vọng phi lý của Trung Quốc…”

Vấn đề Biển Đông thu hút sự quan tâm tại Hội nghị Hàng hải quốc tế ở Ba Lan - ảnh 2

Anh Nguyễn Thức Tuấn chụp ảnh cùng ông Włodzimierz Grycner, Chủ tịch Câu lạc bộ thuyền trưởng Szczecin

Vấn đề Biển Đông tưởng như xa lạ tại một hội nghị tầm cỡ của châu Âu nhưng đã gây sự chú ý, quan tâm đối với các học giả, nhà quản lý, nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội nghị. Nhiều người đã chụp ảnh, ghi hình lại đoạn trình bày về vấn đề Biển Đông của anh Nguyễn Thức Tuấn. Bên lề hội nghị, không ít người đã có những trao đổi, bàn luận về vấn đề Biển Đông. Ông Edmund Cumber, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Ba Lan Polski Bank tại Vácsava – Ba Lan, người hiểu khá rõ lịch sử Việt Nam và tình hình Biển Đông, cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép, bất chấp luật pháp quốc tế là hành động huỷ hoại hệ sinh thái ở Biển Đông và không thể chấp nhận được.

Thuyền trưởng Włodzimierz Grycner, Chủ tịch Câu lạc bộ thuyền trưởng Szczecin, người từng có 45 năm làm thuyền trưởng ở Ba Lan, Singapore và Trung Quốc, khi được hỏi về tình hình Biển Đông ông đã cho rằng Trung Quốc rất có tham vọng trong vấn đề biển, họ thậm chí muốn gây ảnh hưởng lên toàn cầu.

Tại Hội nghị, anh Nguyễn Thức Tuấn cũng đã đưa ra sáng kiến thành lập “Hiệp hội các quốc gia ven Biển Đông” theo hình thức chủ tịch luân phiên giống mô hình các quốc gia ven biển Baltic đang làm. Mô hình hiệp hội như vậy sẽ giúp quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi, tài nguyên trên Biển Đông một cách khoa học, hợp pháp và bình đẳng giữa các quốc gia, tránh việc mạnh ai nấy làm, nước lớn bắt nạt nước nhỏ… Đồng thời, một hiệp hội như vậy cũng sẽ góp tiếng nói chung trong giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp khác trên Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông thu hút sự quan tâm tại Hội nghị Hàng hải quốc tế ở Ba Lan - ảnh 3

Anh Nguyễn Thức Tuấn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Hàng hải quốc tế tại Ba Lan

Hội nghị Hàng hải quốc tế tại Szczecin – Ba Lan là hội nghị lần thứ 4 do Bộ kinh tế hàng hải và giao thông nội thủy Ba Lan, Trường Đại học kỹ thuật Tây Pomeranian (ZUT) và thành phố biển Szczecin - Ba Lan phối hợp tổ chức. Hội nghị là một diễn đàn quốc tế có quy mô hàng đầu tại Liên minh châu Âu (EU) về lĩnh vực hàng hải và thủy sản. Hội nghị năm nay có hơn 1000 nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp… của Ba Lan và EU đến dự. Trong ngày khai mạc, Thủ tướng Ba Lan – bà Beata Szydło đã có bài phát biểu chào mừng và chúc mừng sự thành công của Hội nghị. Ngoài ra, khách mời tại các phiên tranh biện về chính sách, chiến lược và định hướng ngành hàng hải Ba Lan và Châu Âu còn có Bộ trưởng Kinh tế hàng hải và giao thông nội thủy Ba Lan, Thứ trưởng Bộ Kinh tế thủy lợi và vận tải đường sông Ba Lan Jerzy Materna, Giám đốc Liên hiệp các cảng nội địa tại châu Âu Alexander Van Den Bosch và đại diện các tổ chức hàng hải quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp tại Ba Lan.

L.T

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !