Trung Quốc từng bước “gặm nhấm” Biển Đông như thế nào?

Câu hỏi này đã đặt ra nhiều lần, và với bất cứ người Việt nào khi nghĩ đến Biển Đông đều hỏi câu hỏi như vậy. Đã có nhiều câu trả lời nhưng mỗi tác giả đều có những kiến giải khác nhau. Dưới đây là một kiến giải cần quan tâm
LTS: Ông Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những người đến với vấn đề Biển Đông khá muộn nhưng ông đã bỏ ra nhiều tháng đọc, lựa chọn và hệ thống lại những sự kiện xảy ra với Biển Đông và thống kê tần suất xảy ra sự kiện khuấy đục Biển Đông do Trung Quốc gây ra. Infonet xin giới thiệu loạt bài nghiên cứu của ông Nguyễn Vi Khải với chủ đề: “Trung Quốc từng bước “gặm nhấm” Biển Đông như thế nào?”. Bài viết có phụ lục liệt kê các sự kiện kèm theo.

Bài 1: Vì sao Trung Quốc nhòm ngó Biển Đông? 

Trung Quốc từng bước “gặm nhấm” Biển Đông như thế nào? - ảnh 1
Tàu hải giám Trung Quốc- môt biểu tượng của tham vọng nhòm ngó Biển Đông


Việt Nam xác lập chủ quyền hòa bình đầu tiên với Hoàng Sa và Trường Sa

Ngay từ thế kỷ XV, người Việt thực hiện chủ quyền với Hoàng Sa và việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Nguyễn Đàng Trong) với Trường Sa vào năm 1711 (theo tài liệu triển lãm Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử). Kể từ Sự kiện lịch sử năm 1816, Triều đình Nhà Nguyễn – Hoàng đế Gia Long tuyên bố chủ quyền với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến nay là gần 200 năm.

Trong 200 năm đó 100 trăm đầu và trước thời điểm năm 1816, Việt Nam luôn chiếm hữu thực sự, liên tục và hòa bình trên 2 quần đảo này mà không có sự lên tiếng phản đối của các nước liên quan. Thời điểm đó, sự kiện vua Gia Long tuyên bố chủ quyền, cắm mốc đo đạc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được coi là sự kiện độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: “
Vào năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta”.

Trung Quốc từng bước “gặm nhấm” Biển Đông như thế nào? - ảnh 2
TS Mai Hồng người cung cấp bản đồ 1904 khẳng định Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa (Ảnh Hồng Chuyên)


Tuy nhiên, sau này tình hình lại khác, các nước liên quan, đặc biệt là Trung Quốc lại luôn tìm cách tranh giành lãnh thổ đã được Việt Nam cắm mốc chủ quyền hàng trăm năm trước. Tình hình Biển Đông nói chung và 2 Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa luôn có những diễn biến phức tạp giữa các quốc gia trong khu vực. Về tính chất, diễn biến ngày càng phức tạp , mức độ ngày càng cấp tập, căng thẳng hơn so với tình hình đầu Thế kỷ XIX.

Nguyên nhân nào khiến Biển Đông căng thẳng và phức tạp?
Trung Quốc từng bước “gặm nhấm” Biển Đông như thế nào? - ảnh 3

Ông Nguyễn Vi Khải tại một diễn đàn (Nguồn Khám Phá)
Ông Nguyễn Vi Khải, Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện ông đang cộng tác với Trung tâm Minh triết Việt thực hiện Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông.


Nguyên nhân sâu sa bắt nguồn từ đâu và xu hướng sẽ theo chiều nào còn là bài toán chưa có lời giải rõ ràng bởi nhiều ẩn số.

Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra từ sau thế chiến 2. Ban đầu các quốc gia tranh chấp vì vị trí chiến lược của Biển Đông. Đối với Trung Quốc, Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một vùng chiến lược quan trọng, là cổng của lục địa Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Đối với Nhật Bản thì Biển Đông là con đường giao thông huyết mạch, không chỉ với Đông Nam Á mà cả với Trung Đông và Châu Âu. Nền kinh tế Nhật Bản gắn liền với sự giao thông này. Vì lợi ích chiến lược, trong Thế chiến 2 Nhật đã cho xây căn cứ tàu ngầm tại đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về Vùng đặc quyền kinh tế thì tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là đánh cá và khai thác dầu khí là nguyên nhân bổ sung cho mục đích tranh chấp. Theo Bộ Tài nguyên - Địa chất Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông ước khoảng 17,7 tỷ tấn, so với trữ lượng 13 tỷ tấn của Kuwait.
Trung Quốc từng bước “gặm nhấm” Biển Đông như thế nào? - ảnh 4
Giàn khoan khủng Trung Quốc chuẩn bị để hút dầu ở Biển Đông

Ngày 11 tháng 3 năm 1976, lần đầu tiên công ty dầu Philippines phát hiện một mỏ dầu ngoài khơi đảo Palawan. Mỏ dầu này đang cung cấp 15% lượng dầu mỏ tiêu thụ hàng năm ở Philippines. Một số nguồn khác cho rằng trữ lượng dầu mỏ xác minh trong Biển Đông là 7,5 tỷ thùng . Trung Quốc gọi Biển Đông là "vịnh Ba Tư thứ hai". Tập đoàn Khai thác dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) dự tính chi 200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 30 tỷ đô la Mỹ) trong vòng 20 năm để khai thác dầu khí trên khu vực Biển Đông, với độ sâu lên đến 2000 mét trong 5 năm tới với sản lượng khai thác 25 triệu tấn dầu và khí.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia dầu khí phương Tây hoài nghi con số dự báo của Trung Quốc về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông, tập trung chủ yếu ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như không tính đến trữ lượng có thể khai thác thương mại. 

Như vậy, đến nay, ngoài nguyên nhân vị trí chiến lược, dầu mỏ, tài nguyên của Biển Đông thì nguyên nhân nào là chủ yếu là “cốt lõi” khiến Trung Quốc bằng mọi giá gây căng thẳng ở Biển Đông có lẽ vẫn là một câu hỏi ngỏ. Phải chăng Trung Quốc vẫn còn tham vọng lớn hơn thế? Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích ở những bài tiếp theo.

Bài 2: Trung Quốc nhòm ngó điều gì ở Biển Đông? 


Nguyễn Vi Khải- Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !