Trung Quốc tăng cấp độ khuấy đục Biển Đông

Từ tần suất 4, 5 năm có 1 sự kiện đến 1 năm có 52 sự kiện khuấy đục Biển Đông, Trung Quốc đang tăng cấp độ một cách mãnh liệt hành động gặm nhấm Biển Đông.
Trung Quốc tăng cấp độ khuấy đục Biển Đông - ảnh 1
Hành động  của Trung Quốc bắn cháy Cabin tàu cá Việt Nam là hành động vô nhân đạo, càng làm cho tình hình Biển  Đông thêm căng thẳng (Ảnh NLĐ)
Trước đó hàng trăm năm, người Việt Nam thực thi chủ quyền hòa bình trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng từ năm 1909, Trung Quốc bắt đầu có những hành động tranh giành với Việt Nam. Đây là thống kê hành động của họ, kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Vi Khải, Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ. Có thể chia thành 3 thời kỳ như sau:

Thời kỳ từ 1909 đến 1949, manh nha tham vọng lấn chiếm

40 năm trước khi Nước CHND Trung Hoa thành lập - thì cũng chỉ có khoảng 10 sự kiện xảy ra chủ yếu do Pháp và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền khi đóng quân viễn chinh tại một số đảo (6/10 sự kiện). Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật và Pháp rời quân ở các đảo này thì Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch cho quân đến khảo sát  và chiếm đóng một vài đảo. Đặc biệt sau khi bị đánh đuổi khỏi lục địa, tàn quân của Trung Hoa dân quốc cũng rút khỏi các đảo này, co cụm về Đài Loan.

Trong thời gian 40 năm trước khi Nước CHND Trung Hoa ra đời, Trung Hoa Dân Quốc ban bố “đường lưỡi bò” vào năm 1948. Như vậy tính chất tranh chấp cũng chủ yếu là các tuyên bố về chủ quyền. Tần số sự kiện cũng không cao, ( tần suất 4, 5 năm có 1 sự kiện) xảy ra dồn dập chủ yếu vào thời điểm sau Đại chiến 2.

Trung Quốc tăng cấp độ khuấy đục Biển Đông - ảnh 2
Đường lưỡi bò vẽ nguệch ngoạc từ thời Trung Hoa dân Quốc được Trung Quốc gửi Liên hợp quốc năm 2009

Thời gian từ 1949 đến 2009, thêm nấc thang tham vọng mới

Đây là 60 năm tồn tại 2 nhà nước XHCN, cùng 1 thể chế chính trị, cùng “chung một Biển Đông” nhưng lại là 2 cách hành xử rất khác nhau về chủ quyền trên Biển Đông nói chung và Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng.

Trong thời gian này đã xảy ra khoảng 100 sự kiện (tần suất hơn 1 sự kiện mỗi năm)

Chi tiết tham khảo trên trang Nghiên cứu Biển Đông

Ví dụ, Trung Quốc ra sách trắng 2 lần liên tục trong 2 năm : 30/7/1979,  và1980

Cao hơn, Tính chất những hành động này không dừng lại ở công bố chủ quyền và sách trắng mà là các cuộc đánh chiếm bằng quân đội. Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng Hải quân và Không quân chiếm toàn bộ Hoàng Sa, hoạt động quân sự không những ở hải đảo mà còn xảy ra cả chiến tranh trên biên giới ác liệt các năm 1979  và sự kiện Gạc Ma –Trường Sa năm 1988...

Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân, gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1000 km. 
(Sách trắng của Bộ Ngoại giao VN “Sự thật quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua”. NXB Sự Thật 1980.)

-         Từ 14/3/1988 đến  ngày 6/4/1988, liên tục hơn 3 tuần quân TQ đánh chìm 2 tàu lớn của Hải quân ND VN, làm chết và bị thương 20 người Việt, 74 người hy sinh.

-         Tổng Bí thư ĐCSTQ – Hồ Diệu Bang trực tiếp thị sát Hoàng Sa 1987.

-         Trung Quốc đặt tên, đặt bia mốc chủ quyền trên các đảo đã chiếm - 1989

-         1990 Hội nghị Thành Đô bình thường hóa quan hệ 2 nước...

-         1990 đến 1999, 14 lần TQ cho thăm dò khai thác dầu khí, ký kết các hợp đồng khai thác với các nhà thầu bắc Mỹ, Tây Âu, đưa dàn khoan Nam Hải – 02 vào Vịnh Bắc Bộ...

-         Đụng độ cả với hải quân Philippines gần Bãi cạn Scarborough. Philippines bắt giữ tàu cá, tàu nghiên cứu hải dương (cả ngư dân và “nhà nghiên cứu”). Bắn súng cảnh cáo và bắn hạ các cột mốc do Trung Quốc dựng lên. (Năm 1996)

-         Từ 1990 đến nay Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm các nước đánh băt cá từ vĩ tuyến 12.

-         Năm 2007 – 2008 Trung Quốc thành lập Thành phố hành chính cấp huyện "Tam Sa" – xây dựng  căn cứ tàu ngầm lớn - khởi đầu biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines.

-         Năm 2009, Trung Quốc gây sức ép, vấn đề Biển Đông không được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Cha - am – Thái Lan )

Từ 2010 đến 2013: Thời kỳ mãnh liệt

Thời kỳ này liên tục gây ra nhiều cuộc đụng độ với các nước trong khu vực tại Biển Đông (trừ  Campuchia) nhiều sự kiện xảy ra ở Biển Đông làm “nổi sóng” khu vực và Thê giới lên tiếng mạnh mẽ... Nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới.

 Riêng trong 1 năm 2012 đã xảy ra 52 sự kiện do phía TQ gây ra – Trung bình 1 tuần một sự cố làm mất ổn định trầm trọng trong khu vực và Thế giới lo ngại. Phải chăng điều dự cảm của Napoleon trước đây 3 thế kỷ là hiện thực; “Con sư tử thức dậy nó sẽ vẽ lại bản đồ Thế giới”

Những hành động có thể kể đến như:

-         Xây cầu tầu sức chứa 300 -500 tàu  ( 3,3 km2 )

-         Tăng ngân sách quốc phòng 11,2 % - đạt 106,41 tỷ USD

-         Chiến lược phát triển Du lịch Biển đảo, xây dựng nhà máy lọc nước biển

-         Xây 11 căn cứ máy bay không người lái, tăng cường các đội tàu Hải giám , tàu khu trục, tàu tiếp tế, tàu đánh cá... Bàn giao nhiệm vụ cho tầu sân bay “Liêu Ninh”...

Trung Quốc tăng cấp độ khuấy đục Biển Đông - ảnh 3

Trung Quốc mua tàu sân bay khiến cho việc chạy đua vũ trang các nước trong khu vực tăng mạnh

Vậy là với tần suất tăng lên quá mạnh, Trung Quốc đã ráo riết lấn chiếm Biển Đông, đẩy tình hình Biển Đông ngày càng trở nên nguy hiểm. Nhiều chuyên gia so sánh Biển Đông như “một thùng thuốc súng”. Bằng những con số trên khiến chúng ta càng phải cảnh giác cao độ và có cái nhìn tỉnh táo về tính chất của những hành động mà Trung Quốc gây ra với Biển Đông.

 Bài 4: Vạch trần toan tính của Trung Quốc với Biển Đông

Nguyễn Vi Khải- Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !