Trung Quốc muốn “chọc thủng” Nhật Bản tiến ra Thái Bình Dương

Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ “xuyên thủng” chuỗi đảo nhỏ của Nhật Bản án ngữ trước bờ biển Trung Quốc để tiến ra Thái Bình Dương đồng thời “để mắt canh chừng” các động thái của Mỹ.

Trong thời gian vừa qua, quân đội Trung Quốc có những động thái ngày càng quyết liệt trên biển Hoa Đông.

Ngày 25/7, máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản phát hiện 5 tàu quân sự của Trung Quốc, trong đó có 1 tàu khu trục, xuất hiện tại vùng biển gần quần đảo Nansei nằm ở vị trí cách 100km phía đông bắc đảo Miyakojima và tây bắc đảo Okinawa.

Trung Quốc muốn “chọc thủng” Nhật Bản tiến ra Thái Bình Dương - ảnh 1
Quần đảo Nansei (Ryukyu) của Nhật Bản án ngữ trước “cửa nhà” Trung Quốc.

Sau đó, có thông tin xác nhận rằng các tàu Trung Quốc đã đi qua eo biển Soya (giữa lãnh thổ Nga và Nhật Bản) tiến vào Thái Bình Dương sau khi thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật với Hải quân Nga ở biển Nhật Bản.

Điều đó có nghĩa lần đầu tiên, các tàu quân sự của Trung Quốc đã đi một vòng bao quanh toàn bộ Nhật Bản.  

Chỉ một ngày trước khi tàu Trung Quốc đi qua Eo biển Soya, máy bay cảnh báo sớm Y8 của nước này đã bay vào không phận giữa đảo Okinawa và đảo Miyakojima.

Đây cũng là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc đi qua cái mà người Trung Quốc tự vẽ ra “Chuỗi đảo thứ nhất” và xâm phạm không phận Nhật Bản để đi ra Thái Bình Dương.  

Chuỗi đảo thứ nhất là tên mà Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt cho một nhóm các đảo trải dài từ phía nam quần đảo Kyushu, quần đảo Nansei (Nhật Bản) tới Đài Loan và Philippines.

Còn “Chuỗi đảo thứ hai” bao gồm các đảo trải từ đảo Izu và đảo Ogasawara, cả hai hòn đảo hiện đang chịu sự quản lí của chính quyền thành phố Tokyo, cho tới quần đảo Papua New Guinea.

Vào thời điểm đó, trong lúc thị sát Sân bay Kanoya của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã tiết lộ việc máy bay cảnh báo sớm Y8 của Trung Quốc bay qua đảo Okinawa và Miyakojima.

“Kể từ thời điểm này, Trung Quốc sẽ gần như chắc chắn tiến ra Thái Bình Dương”, ông cảnh báo.

Chiếc máy bay Y8 được cho là đã tham gia vào một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương với 5 tàu quân sự Trung Quốc.

Các tàu quân sự và máy bay Trung Quốc chỉ có thể hợp đồng tác chiến ở một khu vực cách xa đất liền nước này với một sự chuẩn bị công phu từ trước đó.

Bình luận về vấn đề này, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng các hành động này của Trung Quốc “chắc chắn phải liên quan tới không chỉ chuỗi đảo thứ nhất mà cả chuỗi đảo thứ hai”.

Lập luận trên của phía Nhật Bản có vẻ có cơ sở nếu phân tích tuyên bố của những nhân vật thân cận với Quân đội Trung Quốc. Hồi tháng Bảy, Ou Chienping, lãnh đạo Viện xây dựng các lực lượng quân đội thuộc Đại học quốc phòng, nhấn mạnh rằng Quân đội giải phóng nhân dân cần “có năng lực hoạt động ở các khu vực xa do chúng ta phải tiến ra Thái Bình Dương bằng cách đi xuyên qua Chuỗi đảo thứ nhất”.

Quần đảo Nansei, bao gồm quần đảo Senkaku, và tỉnh Okinawa nằm trên tuyến đường mà quân đội Trung Quốc sẽ đi qua để tiến ra Thái Bình Dương.  

Chiến lược của Trung Quốc

Đến nay, Hải quân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2AD). Vùng biển tính từ đất liền Trung Quốc tới các hòn đảo thuộc Chuỗi đảo thứ nhất được nước này coi là lãnh hải của Trung Quốc. Tại khu vực này, quân đội Trung Quốc đã điều động tên lửa, chiến đấu cơ và máy bay không người lái “siêu hạng” để ngăn chặn bất kỳ hành động xâm nhập nào của quân đội Mỹ và ngăn ngừa một cuộc xâm nhập từ bên ngoài Chuỗi đảo thứ hai. Do đó, mục tiêu của Trung Quốc là chặn quân đội Mỹ tiếp cận đất liền nước này trong trường hợp xảy ra xung đột.

Trung Quốc muốn “chọc thủng” Nhật Bản tiến ra Thái Bình Dương - ảnh 2
Tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Quân đội Trung Quốc

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập đã bước vào giai đoạn hoạt động. Ngày 8/9, lần đầu tiên một chiếc H-6, loại máy bay ném bom có thể mang tên lửa đầu đạn hạt nhân, bay ngang qua Chuỗi đảo thứ nhất. Dư luận cho rằng sớm muộn gì tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, cũng tiến ra Thái Bình Dương.

Về động cơ của quân đội Trung Quốc với kế hoạch tiến ra Thái Bình Dương, Timothy Keating, cựu lãnh đạo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, đã có thông tin rất đáng chú ý trong buổi báo cáo trước Quốc hội Mỹ năm 2008.

Ông Keating cho biết một sĩ quan quân đội Trung Quốc mà ông gặp trước đó 1 năm đã đề xuất Mỹ và Trung Quốc chia nhau kiểm soát Thái Bình Dương với khu vực ở phía đông đảo Hawaii sẽ do Mỹ kiểm soát và khu vực phía tây sẽ “thuộc về” Trung Quốc.

Một số người sẽ cười nhạo đề xuất này và cho rằng đây chỉ là chuyện đùa. Nhưng trong cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã bảy tỏ quan điểm rằng Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn và đủ rộng cho cả 2 cường quốc.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nổi tiếng với phương châm: “Giấu mình chờ thời”.

Sau khi đạt được các thành tựu về kinh tế, giờ đây Trung Quốc đặt ra mục tiêu xây dựng một “mô hình quan hệ” mới với Hoa Kỳ. Tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư là một phần trong chiến lược của Trung Quốc muốn dùng Nhật Bản làm bàn đạp để “canh chừng” Mỹ.

Tùng Lâm

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !